Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn mắc bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom (còn gọi là Macroglobulin máu Waldenstrom), điều đó có nghĩa là bạn đang mắc phải một căn bệnh ung thư máu hiếm gặp, và bệnh thường di căn chậm. Dưới đây những thông tin cơ bản về căn bệnh ung thư này, YouMed xin gửi đến bạn đọc bài viết.

1. Tổng quan về bệnh tăng Globulin đại phân tử

Bệnh còn được gọi là U lympho tương bào lympho (Lymphoplasmacytic lymphoma: LPL). Bệnh này là một loại của u lympho không Hodgkin. Đây là những bệnh ung thư xuất phát từ tế bào bạch cầu lympho. Những tế bào này là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng lại các tác nhân gây bệnh.

Một số tế bào lympho được gọi là “tế bào B”, tham gia vào quá trình ngăn chặn nhiễm trùng. Chúng thực hiện điều này bằng cách biến đổi thành tương bào và tạo ra một loại protein immunoglobulin M. Chính protein này sẽ bám vào vi trùng, giúp cho hệ miễn dịch xác định mục tiêu cần tiêu diệt.

Trong bệnh tăng globulin đại phân tử, có sự rối loạn xảy ra trong quá trình này. Tế bào B biến thành tế bào ung thư, điều đó có nghĩa là chúng tăng trưởng không kiểm soát.

Các tế bào ung thư chủ yếu xuất phát từ tủy xương, mô xốp ở trung tâm của xương. Các tế bào này lấn át cả các tế bào máu khỏe mạnh.

Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom
Các tế bào ung thư chủ yếu xuất phát từ tủy xương, mô xốp ở trung tâm của xương

Hiện nay, vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh này, nhưng có những cách điều trị có thể hỗ trợ cho người bệnh. Sử dụng thuốc có thể kiểm soát được bệnh, đôi khi là vài năm.

2. Nguyên nhân gây bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom

Các chuyên gia cho rằng sự thay đổi của DNA có thể là nguyên nhân gây bệnh. Cứ 10 người mắc bệnh thì có 9 người có tế bào bệnh bị thay đổi gen MYD88. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một gen khác có liên quan đến bệnh, đó là gen CXCR4.

Cả hai gen đều giúp các tế bào gửi tín hiệu cho nhau, để chúng tồn tại. Sự thay đổi DNA có thể khiến các gen luôn trong trạng thái “bật”, do đó các tế bào sống lâu hơn bình thường.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân gây ra những thay đổi về DNA này. Nhưng có một điều họ biết rằng, đó là bệnh không phải do di truyền từ bố mẹ. Những sự thay đổi về DNA thường diễn ra vào giai đoạn sau này. Điều này giải thích vì sao bệnh thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi.

Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nguy cơ mắc bệnh tăng globulin đại phân tử sẽ cao hơn nếu bạn:

  • Từ 50 tuổi trở lên
  • Người da trắng
  • Mắc bệnh Gammopathy thể đơn dòng không xác định (MGUS)
  • Có người thân mắc bệnh ảnh hưởng tới tế bào bạch cầu
Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom
Người mắc bệnh Gammopathy thể đơn dòng không xác định có nguy cơ mắc Globulin đại phân tử Waldenstrom

3. Triệu chứng của bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom

Một phần tư số bệnh nhân không có triệu chứng vào thời điểm được chẩn đoán. Tuy nhiên, có thể bạn gặp nhiều vấn đề về mặt sức khỏe. Khi các tế bào ung thư phát tán trong tủy xương, lượng tế bào khỏe mạnh sẽ bị sụt giảm. Sẽ có ít tế bào hồng cầu được hình thành hơn, gây ra tình trạng thiếu máu, khiến cho bạn cảm giác mệt mỏi. Và nếu có ít tế bào bạch cầu thì cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng.

Số lượng tiểu cầu – loại tế bào máu giúp hình thành cục máu đông – cũng có thể giảm xuống. Điều này có thể khiến bạn dễ bị chảy máu hoặc bị bầm tím.

Bên cạnh những rối loạn trên, bạn cũng có thể có những triệu chứng như:

  • Nhức đầu
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Chán ăn và sụt cân
  • Bị nhiễm trùng thường xuyên
  • Sốt
  • Sưng bụng hoặc sưng các hạch bạch huyết
  • Lú lẫn, chóng mặt, vụng về
  • Khó thở
  • Thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom
Khó thở là triệu chứng của bệnh tăng globulin đại phân tử

4. Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom?

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi về triệu chứng và tiền căn bệnh. Sau đó, họ sẽ tiến hành thăm khám để phát hiện những triệu chứng của bệnh. Chẳng hạn như tìm những hạch bạch huyết, gan hoặc lách bị sưng to.

Bác sĩ có thể đề nghị làm một số xét nghiệm, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu và gửi nó đến phòng xét nghiệm. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ quan sát chúng dưới kính hiển vi. Nếu các tế bào khỏe mạnh bị giảm, xét nghiệm máu có thể phát hiện được điều đó. Ngoài ra, có thể kiểm tra số lượng protein immunoglobulin M thông qua xét nghiệm máu và đo lường chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
  • Chọc hút và sinh thiết tủy xương: Để chẩn đoán xác định bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom, bác sĩ sẽ xét nghiệm tủy xương của bạn để tìm tế bào ung thư. Chọc hút và sinh thiết tủy xương sẽ được bác sĩ thực hiện tại bệnh viện.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ cần khảo sát xem liệu ung thư đã di căn hay chưa. Những xét nghiệm này bao gồm X-Quang và chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT). Chúng thường kết hợp với chụp PET (chụp phát xạ Positron: Xét nghiệm sử dụng một chất phóng xạ yếu để tìm tế bào ung thư).

>> Sinh thiết có an toàn với trẻ nhỏ?

Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom
Chọc hút và sinh thiết tủy xương

5. Điều trị bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị dựa trên các triệu chứng của bạn và mức độ di căn của bệnh.

5.1 Trong trường hợp không có triệu chứng

Nếu bạn không có triệu chứng, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp “Theo dõi và chờ đợi”. Điều này có nghĩa là bạn chưa cần điều trị, nhưng hãy theo dõi sát sức khỏe của bản thân. Bạn có thể cần phải làm xét nghiệm máu mỗi vài tháng. Quá trình này có thể kéo dài nhiều năm đến khi bạn cần phải điều trị.

5.2 Trong trường hợp có triệu chứng

Nếu bạn có triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị sau đây:

  • Hóa trị liệu: Liệu pháp này sử dụng các loại thuốc có tác dụng mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bạn có thể dùng thuốc bằng đường uống hoặc đường tiêm.
  • Liệu pháp sinh học: Bạn sẽ được dùng những loại thuốc giúp hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhân tạo tương tự với các chất mà hệ thống miễn dịch tạo ra. Thường thì bạn sẽ dùng thuốc qua đường tiêm.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Đây là những loại thuốc ngăn chặn những protein hoặc enzym giúp tế bào ung thư tăng trưởng. Thuốc thường có dạng viên.
  • Thay huyết tương: Bác sĩ sẽ làm giảm nồng độ immunoglobulin M trong máu. Để làm điều này, bạn cần thay huyết tương. Phương pháp này sẽ được thực hiện qua đường tĩnh mạch. Máu của bạn sẽ được lọc qua một thiết bị có khả năng tách thành phần dịch trong máu, được gọi là huyết tương. Huyết tương sẽ được tách từ tế bào máu để loại bỏ protein immunoglobulin M. Huyết tương khỏe mạnh sẽ được thay thế vào lại.
  • Ghép tế bào gốc: Trong phương pháp này, thuốc hóa trị liều cao được dùng để tiêu diệt tủy xương bị ung thư. Bằng cách ghép tủy xương sẽ giúp thay thế các tế bào gốc. Những tế bào gốc sẽ phát triển thành những tủy xương mới và khỏe mạnh. Phương pháp này không được sử dụng phổ biến đối với bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom.

>> Bạch cầu mạn dòng lympho: bạn cần lưu ý những gì?

Bệnh tăng Globulin đại phân tử Waldenstrom
Thay huyết tương giúp điều trị bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom

6. Bệnh nhân có thể mong đợi điều gì?

Bởi vì bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom thường di căn chậm, bạn có thể theo dõi sát tình trạng của bệnh nếu bạn phát hiện được bệnh sớm.

Trong quá trình điều trị, có thể sẽ có một số tác dụng phụ. Ví dụ như, hóa trị liệu có thể dẫn tới buồn nôn, rụng tóc tạm thời, tiêu chảy và mệt mỏi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm soát những vấn đề này. Họ sẽ kê những loại thuốc giúp ích cho bạn.

Sau khi điều trị, bạn sẽ cần đi tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có thực sự khỏe lại chưa và liệu căn bệnh có tái phát lại không.

Bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom là một loại ung thư máu hiếm gặp. Tuy nghe ghe rất đáng sợ nhưng bệnh thường tiến triển chậm. Bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo sớm. Khi có những triệu chứng bất thường, hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị khi cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho tiên lượng sống còn trở nên tốt hơn và chất lượng cuộc sống sẽ tăng lên.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về hội chứng rối loạn sinh tủy 

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống
Hình ảnh tin tức Nhận biết sớm các triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu để điều trị
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể điều trị và phòng ngừa được. Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được chẩn
Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn