Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Bệnh suy tuyến thượng thận khá khó chẩn đoán do triệu chứng không rõ ràng và đặc hiệu. Nguyên nhân bệnh đa dạng có thể là nguyên hoặc thứ phát. Bệnh xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, nên người bệnh cần quan tâm đến các dấu hiệu bất thường để được chăm sóc kịp thời.

Bệnh suy tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là tuyến nội tuyến nhỏ nằm phía trên của hai thận. Mỗi tuyến gồm 2 phần: phần tủy tiết hormone catechamin nhằm duy trì huyết áp và nhịp tim, phần vỏ tiết hormon corticosteroid. Corticosteroid bao gồm:

  • Glucocorticoid: bao gồm hormone cortisol – khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, còn đóng vai trò trong phản ứng viêm của hệ miễn dịch và giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng.
  • Mineralocorticoid: bao gồm aldosterone. Giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể bạn về natri và kali để giữ cho huyết áp bình thường.
  • Androgen: sản xuất một lượng nhỏ hormone sinh dục nam nữ ở tuyến thượng thận. Chúng ảnh hưởng đến Đây là những hormone quan trọng duy trì sự sống của con người sự phát triển tình dục ở nam giới, khối lượng cơ, ham muốn tình dục ở cả nam lẫn nữ.

Suy tuyến thượng thận là tình trạng mà tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortison làm rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn.

Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
Tuyến thượng thận là tuyến nội tuyến nhỏ nằm phía trên của hai thận

Nguyên nhân bệnh suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận có thể nguyên phát do bệnh tại tuyến hoặc thứ phát do tiến triển từ bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, đầu tiên cần xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát

Suy tuyến thượng thận nguyên phát xảy ra khi bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến thượng thận.

  • Nguyên nhân tự miễn:  Quá trình tự miễn do hệ thống miễn dịch của bạn coi vỏ thượng thận là vật lạ. Do đó, chúng phá huỷ tổ chức vỏ thượng thận và một số các cơ quan khác của người bệnh. Vì vậy, có thể phối hợp với bệnh tự miễn khác.
  • Di truyền: đã được xác định đóng một vai trò trong việc phát triển của suy tuyến thượng thận nguyên phát.
  • Lao thượng thận: thập kỷ 20–30, thường gặp ở các nước chậm phát triển. Tuy nhiên, ngày nay hiếm gặp do nguyên nhân này.
  • Phá huỷ tuyến thượng thận: do dùng thuốc Mitotan trong điều trị ung thư thượng thận. Hoặc trong điều trị bệnh Cushing cần cắt bỏ tuyến thượng thận hai bên.
  • Do sử dụng thuốc: thuốc có thể ức chế sinh tổng hợp cortisol. Có thể kể đến: aminoglutethimide, etomidate, ketoconazole và metyrapone. Ngoài ra, rifampin và phenytoin làm tăng chuyển hóa cortisol. Do đó, có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận ở những người dễ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nguyên nhân hiếm gặp khác: HIV, nhiễm nấm, giang mai toàn thân gây hoại tử thượng thận; xuất huyết thượng thận; bệnh thâm nhiễm, xâm lấn tuyến thượng thận. Thoái triển thượng thận bẩm sinh, rối loạn gen,…

Bệnh suy thượng thận thứ phát 

  • Suy tuyến yên và chấn thượng sọ não: những nguyên nhân phổ biến.
  • Bệnh lý tự miễn.
  • Nhiễm trùng hoặc u tuyến yên.
  • Chảy máu  trong tuyến yên.
  • Bệnh di truyền ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của tuyến yên.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên do điều trị bệnh khác.

Bệnh suy thượng thận tam phát 

  • Đột ngột ngưng corticosteroid sau một thời gian dài sử dụng: đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Do corticosteroid có thể khiến lượng cortisol trong máu tăng cao hơn mức bình thường của cơ thể. Từ đó làm vùng hạ đồi sẽ sản xuất ít CRH hơn. Nếu CRH giảm có nghĩa là ACTH cũng được tiết ít hơn, khiến tuyến thượng thận ngừng sản xuất cortisol. Tuyến thượng thận có thời gian tạo lại cortisol, bác sĩ cần giảm dần liều thuốc trong một khoảng thời gian.
  • Phẫu thuật để điều trị bệnh Cushing: Hội chứng Cushing do rối loạn nội tiết tố do lượng cortisol trong máu cao trong thời gian dài. Hội chứng này có thể do các khối u tạo ra quá nhiều ACTH hoặc cortisol. Khi cắt bỏ chúng nguồn ACTH hoặc cortisol dư thừa sẽ đột ngột biến mất. Tuyến thượng thận có thể chậm hoạt động trở lại.

Ai là người dễ mắc suy tuyến thượng thận

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh suy giảm thượng thận:

  • Mắc bệnh Addison
  • Tiền sử có tổn thương tuyến yên
  • Tuyến thượng thận đã từng bị phẫu thuật
  • Cơ thể mất nước nghiêm trọng
  • Chấn thương về thể chất hoặc căng thẳng

Triệu chứng bệnh suy tuyến thượng thận

Có rất nhiều các triệu chứng để chẩn đoán bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận:

  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, rất yếu.
  • Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, ói mửa.
  • Rối loạn tâm thần, trầm cảm, suy nhược cơ thể, buồn ngủ.
  • Thường xuyên xuất hiện những cơn sốt  gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
  • Xuất hiện cơn đau đột ngột ở lưng hoặc ở dưới chân.
  • Nhịp tim cao, huyết áp rất thấp.
  • Cơ thể bị lạnh, đổ mồ hôi.
  • Sụt cân và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Cáu gắt.
  • Rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục.
Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
Bệnh suy tuyến thượng thận gây ra tình trạng mệt mỏi và chán ăn

Biến chứng bệnh suy tuyến thượng thận

  • Uống quá nhiều thuốc corticoid sẽ ức chế các hoạt động của tuyến thượng thận. Nếu toa thuốc không hợp lý, dùng trong thời gian dài làm bệnh trở nên trầm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Rối loạn tiêu hóa: suy tuyến thượng thận gây biến chứng gầy sút, suy nhược cơ thể.  Người bệnh thường xuyên có tình trạng đau bụng âm ỉ, mơ hồ, không định vị,… Lạm dụng corticoid gây tác dụng lên dạ dày. Hệ quả của rối loạn nước – điện giải trên hệ tiêu hóa và giảm men tiêu hóa,…
  • Tăng sắc tố da: sạm da không đồng đều, thường trên vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vùng cọ sát với nếp quần áo.
  • Suy giảm chức năng sinh dục: nồng độ cortisol giảm khiến khả năng sinh dục cơ thể bị ảnh hưởng. Ở nữ, người bệnh bị rối loạn kinh nguyệt, suy giảm chức năng buồng trứng. Ở nam giảm ham muốn, rối loạn cương dương.
  • Các biến chứng khác như rối loạn thần kinh, đau nhức xương khớp,…

Cách điều trị bệnh suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng nếu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tương đối khỏe mạnh.

  • Thông thường sử dụng phương pháp điều trị duy trì bằng việc thay thế glucocorticoid ở liều sinh lý. Liệu pháp này cho cả bệnh nhân bị. Có thể sử dụng hydrocortison 25-30 mg/ngày qua đường uống. Có thể sử dụng các glucocorticoid 1 lần hoặc chia nhỏ 3 lần/ngày.
  • Thường căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để chữa trị suy tuyến thượng thận. Bởi liều dùng thấp nhất, tránh tình trạng mệt mỏi, giảm cân, xạm da cho bệnh nhân.
  • Sử dụng mineralcorticoid thay thế với Fludrocortison cho bệnh nhân suy tuyến thượng thận tiên phát. Liều dùng 0,05 – 0,2 mg đường uống hàng ngày (có thể thay đổi tùy vào triệu chứng bệnh.
  • Đối với trẻ em, cần có phác đồ điều trị riêng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, cân nặng của mỗi trẻ.

Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Đồ ăn có lượng đạm cao: co thể bệnh nhân bị suy thượng thận sẽ thiếu hụt glucose. Do đó, cần bổ sung protein và các chất béo tốt hàng ngày. thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, cá,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cơ thể luôn mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm là đặc điểm thường thấy ở người suy tuyến thượng thận. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như xoài, táo, cam, đu đủ,… tăng sức đề kháng, thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: bởi vitamin B5 và B6 là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất ra hormon tuyến thượng thận. Các thực phẩm: bơ, yến mạch, các loại đậu,…
  • Uống đủ nước: Người bị suy tuyến thượng thận cần cung cấp đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, có thể uống ép hoa quả, trà thảo mộc,.. cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
Thực phẩm giàu vitamin C rất có lợi cho người mắc bệnh suy tuyến thượng thận

Phòng ngừa bệnh suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe, cần có những biện pháp phòng ngừa để tránh hậu quả xấu.

  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt hoặc đang giảm cân.
  • Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, hãy hợp tác với bác sĩ ngay để điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, nhờ chuyên gia tư vấn những việc cần làm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không lạm dụng các chất có cồn hay hút thuốc.

Trên đây là một số thông tin về bệnh suy tuyến thượng thận. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường nào của cơ thể hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

ThS. BS. CKI. Trần Quốc Phong

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong