Bệnh sốt thỏ có nguy hiểm không?

Bệnh sốt thỏ là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp. Triệu chứng thường biểu hiện ở da, mắt, hạch bạch huyết và phổi. Bệnh rất dễ lây lan và có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh đặc hiệu nếu được chẩn đoán sớm.

1. Bệnh sốt thỏ là gì?

Sốt thỏ, còn được gọi là sốt ruồi hươu, do vi khuẩn Francisella tularensis gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến động vật có vú, đặc biệt là loài gặm nhấm, thỏ và thỏ rừng. Tuy nhiên nó cũng có khả năng lây nhiễm cho chim, cừu và động vật nuôi như chó, mèo.

Bệnh sốt thỏ lây lan sang người qua vết côn trùng cắn hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm.

2. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 5 ngày và có thể kéo dài đến 14 ngày. Bệnh sốt thỏ được chia thành nhiều thể. Thể bệnh mà bạn mắc phải phụ thuộc vào cách thức phơi nhiễm và vị trí mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mỗi thể bệnh sốt thỏ có cũng biểu hiện các triệu chứng khác nhau.

2.1. Thể loét hạch

Đây là thể phổ biến nhất của bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Loét da hình thành tại vị trí phơi nhiễm, thường là vết côn trùng hoặc động vật cắn
  • Các tuyến bạch huyết sưng và đau
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Kiệt sức
Bệnh sốt thỏ có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh sốt thỏ: Thể loét hạch.

2.2. Thể tuyến

Ở thể này biểu hiện những triệu chứng giống thể loét hạch, tuy nhiên không có vết loét trên da.

2.3. Thể viêm hạch mắt

Thể bệnh này ảnh hưởng đến mắt và có thể gây ra:

  • Đau mắt
  • Mắt đỏ
  • Sưng và tiết dịch ở mắt
  • Loét bên trong mí mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Tham khảo thêm bài viết: Cách bảo vệ mắt hiệu quả mà mọi người nên biết

2.4. Thể hầu họng

Thường gây ra bởi ăn thịt tái của động vật hoang dã hoặc uống nước bị ô nhiễm. Thể này ảnh hưởng đến miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Loét miệng
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Viêm amidan
  • Hạch bạch huyết vùng cổ sưng

2.5. Thể viêm phổi

Thể sốt thỏ này gây ra các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm phổi:

  • Ho khan
  • Đau ngực
  • Khó thở

Các thể khác của bệnh sốt thỏ cũng có thể lan đến phổi.

2.6. Thể thương hàn

Thể này gây bệnh trầm trọng và thường hiếm gặp, các triệu chứng:

  • Sốt cao
  • Kiệt sức
  • Nôn mửa và tiêu chảy
  • Lách to
  • Gan to
  • Viêm phổi

3. Nguyên nhân

Bệnh sốt thỏ không xảy ra tự nhiên ở người và không truyền được từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh xảy ra trên toàn thế giới và đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vì ở đây có nhiều loài động vật có vú, chim và côn trùng bị nhiễm F. tularensis.

Bệnh sốt thỏ có nhiều con đường lây truyền từ động vật sang người. Con đường lây truyền giúp ta xác định được thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Bạn có thể mắc bệnh sốt thỏ thông qua:

  • Côn trùng cắn. Có rất nhiều loại côn trùng mang mầm bệnh sốt thỏ, trong đó ve và ruồi hươu có nhiều khả năng truyền bệnh cho người nhất. Bọ ve gây ra một tỷ lệ lớn các trường hợp mắc bệnh thể loét hạch.
  • Tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc chết. Thể loét hạch cũng có thể là hậu quả của việc tiếp xúc hoặc bị cắn bởi động vật bị nhiễm bệnh, thường là thỏ hoặc thỏ rừng. Vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết cắt, trầy xước hoặc vết cắn. Sau đó vết loét sẽ hình thành tại vị trí vết thương. Thể viêm hạch mắt có thể xảy ra khi bạn dụi mắt sau khi chạm vào động vật bị nhiễm bệnh.
  • Vi khuẩn trong không khí. Vi khuẩn trong đất có thể bay vào không khí trong quá trình làm vườn, xây dựng. Hít phải vi khuẩn có thể dẫn đến thể viêm phổi. Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với bệnh sốt thỏ cũng có nguy cơ bị nhiễm qua không khí.
  • Thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Mặc dù không phổ biến, nhưng bệnh có thể mắc phải do ăn thịt tái của động vật bị nhiễm bệnh hoặc uống nước bị ô nhiễm. Các dấu hiệu bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác (thể hầu họng).

Ngoài khả năng có nguy cơ mắc bệnh sốt thỏ, bạn cũng có thể bị dị ứng mạt bụi với một số triệu chứng tương tự. Xem thêm tại: Những điều cần biết về dị ứng mạt bụi.

Bệnh sốt thỏ có nguy hiểm không?
Hình ảnh minh họa bệnh sốt thỏ.

4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh

Bất kỳ ai cũng cũng có thể mắc bệnh này. Làm việc trong một số ngành nghề hoặc hoặc sống ở một số khu vực nhất định có nguy cơ cao hơn.

Sống trong hoặc thăm một số khu vực nhất định:

Sự xuất hiện của căn bệnh này đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Nhật Bản và Châu Âu.

Những điều sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt thỏ:

  • Săn bắn và bẫy động vật. Những người thợ săn tiếp xúc với máu động vật hoang dã và có thể ăn thịt của chúng.
  • Làm vườn. Người làm vườn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh sốt thỏ. Có thể là những người làm vườn hít phải vi khuẩn bay vào không khí khi xáo đất hoặc khi sử dụng máy cắt cỏ và tỉa cỏ.
  • Làm việc quản lý động vật hoang dã hoặc thú y. Những người làm việc với động vật hoang dã có nguy cơ mắc bệnh sốt thỏ.

5. Biến chứng

Nếu không được điều trị, bệnh sốt thỏ có thể gây tử vong. Các biến chứng có thể có khác bao gồm:

  • Viêm phổi. Viêm phổi có thể dẫn đến suy hô hấp. Tình trạng phổi không hấp thụ đủ oxy, không giải phóng đủ carbon dioxide hoặc cả hai.
  • Nhiễm trùng quanh não và tủy sống (viêm màng não). Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng.
  • Viêm màng ngoài tim. Phù và kích thích màng ngoài tim, màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim nhẹ có thể cải thiện mà không cần điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần điều trị bằng kháng sinh.
  • Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương). Vi khuẩn gây bệnh sốt thỏ đôi khi lây lan đến xương.

Sốt thỏ là bệnh truyền nhiễm, lây truyền từ động vật sang người. Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều thể bệnh và triệu chứng khác nhau. Nếu bạn có những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ bị bệnh sốt thỏ, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, cũng như điều trị thích hợp.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang