Bệnh Quai Bị: Phòng ngừa trước khi quá muộn

Quai bị là một bệnh thường gặp trong cộng đồng. Tên của bệnh cũng gợi lên hình ảnh dễ nhớ: người bệnh bị “sưng một cục” ở một hai cả hai bên má. Ngày nay, ít người bị nhiễm quai bị hơn trước do những tiến bộ của việc tiêm chủng vắc-xin. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà chủ quan vì Quai bị vẫn có thể gây ra các biến chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh hay sinh sản.

Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về bệnh quai bị để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân một cách tốt nhất.

1. Quai bị là gì?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Người bệnh bị sưng các tuyến  nước bọt ở trước tai và phía trên hàm.

Bệnh Quai Bị: Phòng ngừa trước khi quá muộn

Bệnh quai bị từng phổ biến hơn rất nhiều so với bây giờ. Hiện nay rất ít người bị quai bị vì hầu hết trẻ em đều được tiêm vắc-xin giúp ngăn ngừa bệnh này. Vắc-xin ngừa quai bị nằm trong mũi vắc-xin sởi-quai bị-rubella, viết tắt là MMR hay “mũi ba trong một”. MMR là vắc-xin kết hợp, ngừa được 3 bệnh là quai bị, sởi và rubella (trong cùng 1 mũi tiêm). Các bác sĩ khuyên rằng tất cả trẻ em nên được tiêm vắc-xin MMR trong thời thơ ấu để giảm nguy cơ bị mắc các bệnh dễ lây truyền và gây hậu quả nghiêm trọng này.

>> Quai bị là một bệnh rất phổ biến ở trẻ và dễ gây nên hậu quả nặng nề. Bỏ túi ngay các bí kíp khi đi khám quai bị để có một buổi khám bác sĩ chất lượng hơn!

2. Các triệu chứng của bệnh là gì?

Một số người không có triệu chứng. Nhưng ở hầu hết mọi người, các triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Sốt
  • Cảm thấy mệt mỏi và đau nhức
  • Nhức đầu
  • Kém ăn

Khoảng 2 ngày sau khi các triệu chứng ngày xuất hiện, tuyến mang tai sẽ bắt đầu bị sưng lên.

Bệnh Quai Bị: Phòng ngừa trước khi quá muộn
Sốt thường đi kèm với sưng tuyến mang tai.

3. Quai bị có lây không?

Bệnh quai bị rất dễ lây lan. Nếu bạn chưa bị quai bị hoặc chưa tiêm vắc-xin MMR, bạn chỉ cần ở gần người đang bị bệnh là đã có thể bị lây, dù người đó có đang biểu hiện triệu chứng hay không. Sau khi bạn bị lây nhiễm virus, các triệu chứng bắt đầu trong khoảng 14 đến 18 ngày.

Tôi có nên đi bác sĩ nếu tôi nghĩ con tôi hoặc tôi bị quai bị?

Không (Thật bất ngờ, câu trả lời này trái với suy nghĩ của nhiều người). Đừng đến khám bác sĩ mà không gọi trước. Bác sĩ của bạn có thể hỗ trợ tư vấn và cho bạn biết phải làm gì qua điện thoại. Nếu bạn tự ý đến khám, nhiều khả năng bạn sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh cho bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân khác tại phòng khám.

Bệnh Quai Bị: Phòng ngừa trước khi quá muộn

Hãy gọi điện hoặc trao đổi online với bác sĩ trước khi đến khám.

Nếu đang có sự bùng phát bệnh quai bị trong cộng đồng của bạn (rất nhiều người đã, đang và sẽ bị bệnh), hãy gọi để nhờ bác sĩ tư vấn ngay cả khi bạn và các thành viên gia đình của bạn không có triệu chứng. Nếu trước đây bạn chưa tiêm vắc-xin MMR, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn nên tiêm vắc-xin này. Ngoài ra, một số người đã tiêm vắc-xin có thể cần tiêm một liều nhắc lại. Điều này giúp giảm nguy cơ bị quai bị trong đợt bùng phát của cộng đồng.

Có điều gì tôi có thể tự làm để cảm thấy tốt hơn không?

Chắc chắn có. Để giúp cải thiện các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn:

  • Đặt vật ấm nóng lên vùng bị sưng. Làm ướt một miếng vải sạch với nước ấm và đặt nó lên khu vực bị sưng. Khi miếng vải nguội đi, hãy hâm nóng lại bằng nước ấm và đặt lại. Lặp lại các bước này trong 10 đến 15 phút mỗi vài giờ sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn.
  • Dùng các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Những loại thuốc này giúp giảm đau và hạ sốt. Người lớn cũng có thể dùng aspirin để giảm đau và hạ sốt. Nhưng không bao giờ cho aspirin để hạ sốt cho trẻ em hoặc thiếu niên dưới 18 tuổi. Ở trẻ em và thiếu niên, aspirin có thể gây ra một tình trạng nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.

4. Bị quai bị bao lâu thì khỏi?

Cũng như các bệnh lý gây ra do virus khác, bệnh quai bị có thể tự thuyên giảm. Những người bị quai bị thường sẽ đỡ hơn trong khoảng 2 tuần.

5. Bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng gì?

Bệnh quai bị đa phần là lành tính và tự ổn định. Tuy nhiên, ở những trường hợp hiếm gặp, quai bị có thể gây ra các biến chứng khác, bao gồm:

  • Sưng 1 hoặc cả hai tinh hoàn ở bé trai và nam giới
  • Viêm buồng trứng ở trẻ em gái và phụ nữ
  • Nhiễm trùng trong và xung quanh não
  • Điếc

Bệnh Quai Bị: Phòng ngừa trước khi quá muộn
Quai bị có thể gây ra các biến chứng về thần kinh và sinh sản.

Các biến chứng này xảy ra là do virus quai bị rất thích tìm đến tế bào thần kinh và tế bào sinh sản. Trong dân gian có lời dặn dò các bé trai khi bị quai bị thì đừng nên chạy nhảy nhiều để tránh bị vô sinh. Điều này chưa được chứng minh, nhưng cũng nên được thực hiện vì việc nghỉ ngơi yên tĩnh sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, mau hồi phục, và virus không có cơ hội lưu thông đến các vùng nhạy cảm và để lại biến chứng.

>> Một trong những biến chứng của quai bị là gây vô sinh ở nam. Tìm hiểu ngay vô sinh nam là gì?

6. Vắc-xin MMR có gây ra bệnh tự kỷ không?

Không. Sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu một cách cẩn thận, các nhà khoa học không tìm thấy mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR và bệnh tự kỷ. Nhiều năm trước, 1 nghiên cứu cho biết có mối liên hệ giữa tự kỷ và vắc-xin. Nhưng nghiên cứu đó hóa ra là sai.

>> Bạn đã hiểu rõ về bệnh tự kỷ chưa? Đọc ngay bài viết của bác sĩ về bệnh tự kỷ

Như vậy, Quai bị là một bệnh rất dễ lây lan. Trong hầu hết trường hợp không thể tránh được việc nhiễm virus khi lỡ ở gần người bệnh. Cách tốt nhất để không bị lây nhiễm bệnh là… đã từng bị bệnh hoặc tiêm vắc-xin dự phòng từ trước. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng tôi tin rằng lựa chọn dự phòng bệnh luôn là một lựa chọn khôn ngoan. Hãy tìm hiểu thông tin về chủng ngừa sởi-quai bị-rubella hoặc đề nghị tư vấn từ bác sĩ của bạn để bạn và các thành viên trong gia đình mình có được sự bảo vệ tốt nhất, bạn nhé.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống