Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: có nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm nấm aspergillus là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm gây ra. Bệnh thường do nấm ảnh hưởng đến hệ hô hấp tuy nhiên triệu chứng và độ nặng khác nhau rất lớn tuỳ vào thể bệnh.

Nấm Aspergillus xuất hiện khắp mọi nơi, cả ở trong nhà và ngoài trời. Hầu hết các chủng của nấm này vô hại nhưng một số ít chủng có thể gây bệnh rất nghiêm trọng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm ở những cơ địa suy giảm miễn dịch, bệnh phổi hay hen suyễn mà hít phải bào tử nấm.

1. Triệu chứng khi nhiễm nấm Aspergillus là gì?

Các triệu chứng khi nhiễm nấm Aspergillus này rất đa dạng, tuỳ thuộc vào thể bệnh như:

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: có nguy hiểm không?

1.1 Thể dị ứng

Một số người bị hen suyễn hoặc xơ nang sẽ có phản ứng dị ứng với nấm aspergillus. Tình trạng này được gọi là nhiễm nấm Aspergillus phế quản – phổi dị ứng, gồm các triệu chứng như:

  • Ho ra máu
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi

1.2 Bệnh nhiễm nấm Aspergillus thể xâm nhập

Đây là thể nặng nhất của nhiễm nấm Aspergillus. Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng nhanh chóng từ phổi sang não, tim, thận, da. Thể xâm nhập chỉ xảy ra trên những người suy giảm miễn dịch. Có thể gặp sau khi hoá trị trong ung thư, cấy ghép tuỷ xương hoặc một bệnh của hệ thống miễn dịch. Nếu không được điều trị, thể bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng xuất hiện phụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhiễm nấm Aspergillus thể xâm nhập thường gây ra:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Ho ra máu
  • Khó thở
  • Đau ngực hoặc đau khớp
  • Đau đầu và những triệu chứng tại mắt
  • Tổn thương da

1.3 Những thể nhiễm nấm Aspergillus khác

Nấm Aspergillus có thể xâm nhập những vị trí khác trên cơ thể ngoài phổi như các xoang vùng mặt. Trong các xoang, nấm có thể gây ra nghẹt mũi và thỉnh thoảng kèm chảy dịch có dính máu. Sốt, cảm giác đau ở mặt và đau đầu cũng có thể gặp.

2. Khi nào bạn nên đi khám

Nếu bạn có tiền căn bệnh hen suyễn hoặc xơ nang, đi khám bệnh ngay khi có vấn đề về hô hấp. Mặc dù có thể không phải do nhiễm nấm Aspergillus nhưng vấn đề hô hấp của bạn cũng nên được đánh giá cẩn thận.

Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch và xuất hiện sốt không rõ nguyên nhân, khó thở hoặc ho ra máu, bạn nên đi khám ngay lập tức. Trong trường hợp nhiễm nấm Aspergillus thể xâm nhập, điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trong một số trường hợp, có thể bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng nấm nếu nghi ngờ nhiễm aspergillus, trước cả khi có kết quả xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: có nguy hiểm không?

3. Vì sao bị nhiễm nấm Aspergillus?

Nhiễm nấm Aspergillus là không thể tránh khỏi. Bên ngoài nhà, nấm được tìm thấy trong lá mục, chất phân huỷ hữu cơ và trên thực vật, cây cối, ngũ cốc.

Tiếp xúc Aspergillus hằng ngày hiếm khi là vấn đề đối với những người có hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Khi hít phải bào tử nấm mốc, các tế bào trong hệ thống miễn dịch bao quanh và phá huỷ chúng. Nhưng với những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay thuốc ức chế miễn dịch thì khác. Họ có ít tế bào chiến đấu hơn khiến cho aspergillus xâm chiếm phổi. Ở những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, nấm có thể lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, Aspergillus không truyền từ người sang người.

4. Những cơ địa nào dễ nhiễm nấm Aspergillus?

Bạn có nguy cơ nhiễm loại nấm này hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến tổng trạng sức khoẻ và tấn xuất tiếp xúc với nấm. Nhìn chung, những yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch. Có thể gặp ở những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật cấy ghép (đặc biệt trong cấy ghép tuỷ xương hoặc tế bào gốc). Những bệnh nhân mắc ung thư máu có nguy cơ cao nhất bị nhiễm nấm aspergillus thể xâm nhập. Những người bị AIDS cũng gia tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Số lượng tế bào bạch cầu. Những người đang được hoá trị, ghép nội tạng hay bị bệnh bạch cầu cấp thường có số lượng bạch cầu thấp. Điều này khiến họ dễ nhiễm nấm aspergillus thể xâm nhập. Tình trạng này cũng gặp trong bệnh u hạt mạn tính – một loại rối loạn di truyền ảnh hưởng hệ thống miễn dịch.
  • Tổn thương dạng hang trong phổi. Ở những người xuất hiện tổn thương dạng này có nguy cơ cao hơn nhiễm nấm aspergillus.
  • Hen suyễn hoặc xơ nang. Những người bị hai bệnh này, đặc biệt trên những ai có vấn đề về phổi kéo dài trước đây hay không thể kiểm soát triệu chứng có nguy cơ cao xuất hiện phản ứng dị ứng với nấm aspergillus.
  • Dùng corticosteroid kéo dài. Sử dụng corticosteroid lâu ngày có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, tuỳ thuộc vào bệnh nền đang được điều trị và những thuốc khác đang được sử dụng.

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: có nguy hiểm không?

5. Biến chứng có thể xảy ra?

Phụ thuộc thể nhiễm nấm mà có thể xuất hiện các biến chứng khác nhau như:

  • Xuất huyết. Cả nhiễm nấm Aspergillus thể xâm nhập hay các thể khác đều có thể rất nghiêm trọng, đôi khi xuất huyết trong phổi gây đe doạ tính mạng.
  • Nhiễm trùng toàn thân. Hầu hết các biến chứng nặng của nhiễm nấm Aspergillus thể xâm nhập là do nấm lan sang các cơ quan khác của cơ thể như não, tim và thận. Thể xâm nhập lan khắp cơ thể nhanh chóng và có thể tử vong.

6. Nhiễm nấm Aspergillus có thể được ngăn ngừa không?

Gần như không thể tránh việc tiếp xúc nấm aspergillus. Nhưng nếu vừa cấy ghép cơ quan hay đang hoá trị, bạn nên cố gắng tránh xa các nơi có thể có nấm. Có thể kể đến các công trường xây dựng, đống phân đang ủ và những nơi trữ ngũ cốc. Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ khuyên bạn mang khẩu trang. Việc này nhằm tránh tiếp xúc nấm aspergillus và các tác nhân nhiễm trùng trong không khí khác.

7. Chẩn đoán nhiễm nấm Aspergillus

Chẩn đoán bệnh nhiễm nấm aspergillus hay thể xâm nhập có thể rất khó. Nấm Aspergillus thường khó phân biệt với các loại nấm khác dưới kính hiển vi. Các triệu chứng khi nhiễm nấm Aspergillus cũng tương đồng với những bệnh phổi khác như lao phổi.

Bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều cận lâm sàng sau để chẩn đoán xác định:

  • Hình ảnh học. Chụp X-quang hoặc CT scan có thể phát hiện một khối u nấm do Aspergillus (aspergilloma) cũng như các dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm aspergillus thể xâm nhập.
  • Xét nghiệm đàm. Một mẫu đàm của bạn được nhuộm bằng thuốc nhuộm và quan sát tìm các sợi nấm aspergillus. Mẫu vật sau đó được đặt trong môi trường nuôi cấy chuyên biệt cho nấm giúp chẩn đoán xác định.
  • Xét nghiệm máu và mẫu mô. Xét nghiệm da cũng như mẫu đàm và máu giúp chẩn đoán nhiễm nấm aspergillus phế quản – phổi dị ứng. Trong xét nghiệm trên da, một lượng nhỏ dị nguyên của nấm aspergillus được tiêm vào vùng da cánh tay của bạn. Nếu trong máu xuất hiện kháng thể kháng nấm, vùng da được tiêm sẽ xuất hiện vết sưng đỏ và cứng. Xét nghiệm máu giúp xác định ngưỡng kháng thể, cho thấy đã xảy ra phản ứng dị ứng.
  • Sinh thiết. Trong một số trường hợp, cần thiết kiểm tra mẫu mô từ phổi hay các xoang dưới kính hiển vi để có thể chẩn đoán xác định bệnh nhiễm aspergillus thể xâm nhập.

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: có nguy hiểm không?
X-quang một bệnh nhân bị bệnh nhiễm aspergillus thể xâm nhập

8. Phương pháp điều trị nhiễm nấm Aspergillus

Có nhiều cách điều trị tuỳ theo từng thể bệnh. Bao gồm:

  • Theo dõi. Thông thường, chỉ khối u nấm Aspergillus đơn thuần không cần phải điều trị. Đồng thời việc dùng thuốc thường không mang lại hiệu quả trong điều trị các u nấm này. Thay vào đó, u nấm aspergillus không gây triệu chứng có thể được theo dõi chặt chẽ bằng X-quang ngực. Nếu tình trạng tiến triển, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng thuốc kháng nấm.
  • Coticosteroid đường uống. Mục tiêu trong điều trị nhiễm nấm aspergillus phế quản – phổi dị ứng là ngăn ngừa hen suyễn hay xơ nang tiến triển xấu đi. Cách tốt nhất là sử dụng corticosteroid đường uống. Có thể kết hợp thuốc kháng nấm với corticosteroid nhằm giảm liều corticosteroid và cải thiện chức năng phổi.
  • Thuốc kháng nấm. Những thuốc này là điều trị tiêu chuẩn trong bệnh nhiễm nấm aspergillus thể xâm nhập. Tất cả những thuốc kháng nấm đều có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan và thận. Thuốc kháng nấm cũng thường tương tác với những thuốc khác.

Những phương pháp xâm lấn:

  • Phẫu thuật. Vì thuốc kháng nấm không thể xuyên vào khối u nấm, phẫu thuật cắt bỏ là lựa chọn điều trị hàng đầu nếu u nấm gây xuất huyết trong phổi.
  • Thuyên tắc mạch. Thủ thuật này giúp ngăn chặn xuất huyết trong phổi do u nấm. Bác sĩ sẽ tiêm một chất vào động mạch nuôi u nấm đang chảy máu. Chất này sau đó sẽ làm tắc mạch máu đến vùng này giúp cầm máu. Đây chỉ là điều trị tạm thời và xuất huyết vẫn có khả năng tái phát.

Tóm lại, bệnh nhiễm nấm Aspergillus có thể gây nên những triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt ở những cơ địa suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp đặc biệt như bị hen suyễn hay xơ nang có thể xuất hiện phản ứng dị ứng do nấm. Vì thế, nếu bạn có những cơ địa đó và gặp vấn đề hô hấp, hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Hy vọng bài viết trên của YouMed đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và đầy đủ về bệnh nhiễm nấm aspergillus.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

>> Xem thêm:

Bệnh nhiễm nấm Aspergillus có nguy hiểm hay không? 

Nhiễm nấm Candida, nguyên nhân cách nhận biết và điều trị bệnh  

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang