Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?

Bệnh Lyme là 1 bệnh truyền nhiễm gây ra bởi chủng vi khuẩn thuộc họ Borrelia. Vi kuẩn này lây truyền sang người qua vết cắn của bọ ve chân đen hay còn gọi bọ ve hươu. Loài ve này mang mầm bệnh sau khi hút máu chuột, chim hoặc hươu nhiễm bệnh. Ve hiện diện trên da ít nhất 36 tiếng để lây truyền bệnh. Nhiều người mắc bệnh Lyme không nhớ mình từng bị cắn.

1. Các triệu chứng khi nhiễm bệnh Lyme

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh Lyme rất đa dạng. Chúng thường xuất hiện theo giai đoạn, nhưng các giai đoạn có thể chồng lắp lên nhau. Vài người đi khám bệnh khi có các triệu chứng của giai đoạn muộn mà không có các triệu chứng sớm của bệnh. Dưới đây là 1 số triệu chứng thường gặp:

  • Hồng ban hình tròn, đỏ, phẳng và nhạt màu ở giữa giống như mắt bò (Bull’s-eye  pattern). Chúng dần dần lan rộng ra trong nhiều ngày và có thể đạt 12 inches (30 cm). Hồng ban là 1 trong các dấu hiệu chính của bệnh Lyme. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh cũng đều nổi hồng ban. Vài người có thể nổi hồng ban nhiều hơn 1 vị trí trên cơ thể.
  • Mệt mỏi
  • Sưng và đau khớp
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó tập trung
Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?
Hồng ban mắt bò (Bull’s-eye) khá đặc trưng trong bệnh Lyme

2. Các giai đoạn của bệnh Lyme

Có 3 giai đoạn:

  • Khu trú sớm
  • Lan tỏa sớm
  • Lan tỏa muộn

Như đã đề cập phía trên, triệu chứng mà bạn có sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Diễn tiến của bệnh thay đổi tùy theo mỗi người. Một số người nhiễm bệnh nhưng không trải qua cả 3 giai đoạn.

2.1 Giai đoạn 1: Bệnh khu trú sớm

Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi bị ve cắn. Một trong các dấu hiệu sớm nhất là hồng ban hình mắt bò ở vị trí ve cắn. Nó không ngứa, không đau nhưng khi sờ sẽ thấy hơi ấm. Hồng ban sau đó mờ dần đi ở hầu hết mọi người.

Hồng ban có thể kèm theo các triệu chứng giống cảm cúm hoặc nhiễm siêu vi ở giai đoạn này:

>> Nổi hạch là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh Lyme, nhưng nó còn là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác. Tìm hiểu ngay Nổi hạch là gì?

2.2 Giai đoạn 2: Bệnh lan tỏa sớm

Giai đoạn này xảy ra vài tuần đến vài tháng sau khi nhiễm bệnh

Bạn sẽ có cảm giác không được khỏe. Hồng ban nổi nhiều hơn ở các vị trí khác ngoài vị trí vết cắn. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự nhiễm trùng hệ thống. Điều này có nghĩa là nhiễm trùng đã lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm các cơ quan khác.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Tổn thương dạng hồng ban nhiều chỗ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Vấn đề thần kinh như tê, cảm giác châm chích, liệt dây thần kinh sọ và mặt, và viêm màng não.

Các triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 có thể chồng lấp với nhau.

2.3 Giai đoạn 3: Bệnh lan tỏa muộn

Diễn ra khi nhiễm trùng không được giải quyết ở giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 có thể xảy ra từ vài tháng đến vài năm sau khi nhiễm bệnh.

Giai đoạn này đặc trưng bởi:

  • Viêm khớp ở 1 hoặc nhiều khớp lớn
  • Rối loạn chức năng não bộ có thể gây ra mất trí nhớ ngắn hạn, khó tập trung, rối loạn ý thức, rối loạn giấc ngủ...
  • Tê tứ chi

3. Nguyên nhân của bệnh Lyme

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn họ Borrelia. Chủng vi khuẩn này gồm 4 loại:

  • Borrelia burgdorferi và Borrelia mayonii gây bệnh Lyme ở Mỹ
  • Borrelia afzelli và Borrelia garinii gây bệnh lyme ở Châu Âu và Châu Á

Bệnh lây truyền qua người thông qua vết cắn của bọ ve chân đen hay bọ ve hươu. Kích thước của chúng rất nhỏ nên khó nhận thấy.

4. Yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh Lyme

Những yếu tố thuận lợi thường gặp nhất bao gồm:

  • Dành thời gian trong các khu vực rừng rậm hoặc nhiều bụi rậm.
  • Không che kín các vùng da hở. Ve rất dễ bám lên da. Nếu bạn ở trong khu vực có nhiều ve, bảo vệ bản thân và con bạn bằng cách mặc quần dài và áo dài tay. Đừng cho thú cưng của bạn chơi đùa trong các vùng nhiều bụi rậm.

>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để nuôi thú cưng an toàn với trẻ?

  • Không loại bỏ ve ra khỏi người nhanh chóng và đúng cách. Để gây bệnh, loại ve này phải cắn bạn. Vi khuẩn sau đó đi vào da qua vết cắn và cuối cùng đi vào dòng máu. Trong đa số trường hợp, để truyền vi khuẩn gây bệnh, ve hươu phải ở trên da bạn từ 36 đến 48 giờ. Loại bỏ ve ra khỏi người càng sớm càng tốt có thể sẽ phòng được bệnh.
Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?
Bọ ve hươu ở trên da ít nhất 36 giờ mới có thể truyền bệnh

5. Bệnh Lyme có lây truyền từ người sang người không?

Hiện tại chưa có bằng chứng bệnh lây truyền giữ người với người. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC), phụ nữ đang cho con bú không thể lây truyền vi khuẩn qua sữa mẹ.

Vi khuẩn được tìm thấy trong các loại dịch cơ thể. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây sang người qua hắt hơi, hôn hoặc ho.

Hiện cũng chưa có bằng chứng bệnh lây qua đường quan hệ tình dục hoặc truyền máu.

6. Bệnh Lyme được chẩn đoán như thế nào?

Nhiều triệu chứng của bệnh có thể gặp trong các bệnh khác, nên việc chẩn đoán gặp khó khăn. Thêm vào đó, ve truyền bệnh Lyme cũng có thể lây truyền các bệnh khác.

Nếu bạn không có hồng ban đặc trưng của bệnh, bác sĩ sẽ hỏi kĩ bệnh sử và thăm khám.

Xét nghiệm xác định kháng thể chống vi khuẩn giúp xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm này đáng tin cậy nhất khi thực hiện vài tuần sau khi nhiễm trùng, khi mà cơ thể bạn đã tao ra được kháng thể. Bao gồm:

  • Xét nghiệm ELISA xác định kháng thể chống lại vi khuẩn
  • Xét nghiệm Western blot dùng để khảng định lại xét nghiệm ELISA khi nó dương tính. Kĩ thuật này kiểm tra lại sự hiện diện của kháng thể đối với prtein đặc hiệu của vi khuẩn.
  • Xét nghiệm PCR đánh giá người có các triệu chứng thần kinh và viêm khớp dai dẳng. Kĩ thuật được thực hiện trên mẫu dịch khớp hoặc dịch não tủy. PCR trên mẫu dịch não tủy thường không làm thường quy do độ nhạy thấp. Xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được bệnh. Ngược lại, PCR trên mẫu dịch khớp thường cho kết quả dương tính nếu làm trước khi dùng kháng sinh.

7. Điều trị bệnh Lyme như thế nào?

Kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh. Nói chung, khi điều trị bắt đầu càng sớm thì bạn sẽ càng mau hồi phục.

7.1 Kháng sinh uống

  • Đây là điều trị chính cho bệnh Lyme giai đoạn sớm. Doxycycline cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, hoặc amoxicillin hoặc cefuroxime cho người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Liệu trình điều trị từ 14 đến 21 ngày, nhưng 1 số nghiên cứu cho thấy liệu trình 10 đến 14 ngày đã đủ hiệu quả.
Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?
Thuốc kháng sinh Doxycycline điều trị bệnh Lyme

7.2 Kháng sinh truyền tĩnh mạch

  • Nếu bệnh ảnh hưởng hệ thần kinh, bạn sẽ cần phải truyền kháng sinh đường tĩnh mạch từ 14 đến 28 ngày.
  • Biện pháp này hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm trùng. Kháng sinh truyền tĩnh mạch có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm số lượng bạch cầu trong máu, tiêu chảy từ nhẹ đến nặng….

Sau điều trị, 1 số ít bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng như đau cơ và mệt mỏi. Nguyên nhân của các triệu chứng này (hội chứng sau điều trị bệnh Lyme) đến nay vẫn chưa được biết rõ, và điều trị với kháng sinh không hiệu quả.

8. Sống chung với bệnh Lyme

Sau khi được điều trị, phải mất vài tuần hoặc vài tháng để các triệu chứng biến mất.

  • Bạn có thể thực hiện các bước sau để mau hồi phục:
  • Ăn uống lành mạnh và tránh các thức ăn nhiều đường
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Giảm căng thẳng
  • Sử dụng thuốc kháng viêm khi cần thiết để giảm đau và khó chịu.

9. Các phương pháp phòng ngừa bệnh Lyme

Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh vùng có ve sống, đặc biệt khu vực nhiều cây cối và bụi rậm. Bên cạnh đó một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

9.1 Che chắn kĩ

Khi ở khu vực nhiều bụi rậm,mang giày, quần dài nhét vào vớ, áo dài tay, mũ và găng tay

9.2 Sử dụng thuốc chống côn trùng

Bôi thuốc với nồng độ DEET 20% hoặc cao hơn lên da. Phụ huynh nên bôi thuốc cho trẻ, tránh vùng mắt, miệng và tay.

Hãy nhớ hóa chất trong thuốc chống côn trùng có thể độc hại, nên hãy theo hướng dẫn sử dụng cẩn thận.

9.3 Dọn vườn loại bỏ ve

Dọn dẹp các bụi cây và lá trong vườn nơi ve có thể sống. Cắt tỉa cỏ thường xuyên. Xếp gỗ gọn gàng ở nơi khô, có nắng để ngừa chuột mang ve trên người.

Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?
Bọ ve hươu truyền bệnh Lyme có kích thước rất nhỏ

9.4 Kiểm tra quần áo, cơ thể, trẻ nhỏ và thú cưng của bạn để tìm ve

  • Đặc biệt phải kiểm tra kĩ sau khi đi qua khu vực nhiều bụi rậm. Ve hươu rất nhỏ chưa bằng đầu kim, nên có thể sẽ bỏ sót nên không kiểm tra kĩ.
  • Cần phải tắm ngay sau khi đã vào nhà. Ve ở trên da bạn nhiều giờ trước khi bám dính vào. Tắm và thay quần áo đã giặt sạch có thể loại bỏ được ve chưa bám dính.
  • Đừng nghĩ rằng bạn đã có miễn dịch. Bạn có thể mắc bệnh Lyme nhiều hơn 1 lần

9.5 Loại bỏ ve càng sớm càng tốt bằng nhíp

Nhẹ nhàng gắp ở vị trí gần đầu và miệng ve. Đừng xoắn hoặc bóp nát ve mà hãy nhẹ nhàng kéo ra từ từ. Khi bạn đã gắp ve ra hoàn toàn, cho nó vào cồn hoặc xả trong bồn cầu, sau đó bôi thuốc khử khuẩn lên vùng da bị cắn.

10. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ bạn bị ve cắn và có triệu chứng bệnh – đặc biệt bạn sống ở vùng có nhiều ve hươu – hãy liên hệ bác sĩ của bạn ngay nhé. Điều trị sẽ hiệu quả hơn khi bắt đầu sớm.

Báo cho bác sĩ của bạn biết ngay cả khi triệu chứng biến mất. Sự vắng mặt các triệu chứng không có nghĩa bạn đã khỏi bệnh. Bệnh Lyme có thể lan đến các cơ quan khác từ vài tháng đến vài năm sau nhiễm, gây viêm khớp và triệu chứng thần kinh. Ve có thể lây truyền các bệnh khác như bệnh Babesia (do 1 loại kí sinh trùng lây truyền qua vết cắn) và Sốt ve Colorado.

11. Chuẩn bị cho cuộc gặp với bác sĩ của bạn

11.1 Những việc bạn có thể làm

  • Nếu bạn biết bạn bị ve cắn hoặc đã ở trong khu vực nhiều cây cối, bụi rậm, hãy nói với bác sĩ. Lập danh sách: các triệu chứng của bạn, và chúng xuất hiện khi nào
  • Tất cả thuốc, vitamin và thuốc bổ bạn dang dùng, và cả liều thuốc
  • Các câu hỏi để hỏi bác sĩ

Hãy đi cùng với người thân hoặc bạn bè nếu có thể để giúp bạn ghi nhớ các thông tin.

11.2 Một số câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ

  • Triệu chứng của tôi có phải do bệnh Lyme gây ra không?
  • Các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng của tôi là gì?
  • Tôi cần làm xét nghiệm gì?
  • Tôi cần điều trị theo liệu trình gì?
  • Ngoài ra, tôi có các bệnh khác kèm theo. Làm thế nào để tôi sống chung với các bệnh này?
  • Tôi có cần hạn chế làm gì không?   
  • Tôi có cần gặp bác sĩ chuyên khoa về bệnh này không?

Bệnh Lyme (Lyme Disease): Bạn đã biết gì?

Đừng ngần ngại hỏi thêm các câu hỏi khác mà bạn có nhé.

11.3 Bác sĩ có thể hỏi bạn 1 số câu hỏi sau

  • Triệu chứng của bạn xảy ra liên tục hay thỉnh thoảng?
  • Triệu chứng của bạn nghiêm trọng đến mức nào?
  • Có gì làm cải thiện triệu chứng của bạn không?
  • Có gì làm nặng hơn triện chứng của bạn không?

Tóm lại, Bệnh Lyme là 1 bệnh truyền nhiễm gây ra bởi chủng vi khuẩn thuộc họ Borrelia. Vi kuẩn này lây truyền sang người qua vết cắn của bọ ve chân đen hay còn gọi bọ ve hươu. Kháng sinh là thuốc điều trị duy nhất có hiệu quả đối với bệnh Lyme. Cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh khu vực nhiều cây cối và bụi rậm nơi ve sống. Khi bạn bị cắn và xuất hiện các triệu chứng hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Điều này rất quan trọng vì điều trị càng bắt đầu sớm càng có hiệu quả. Đừng quên làm theo các hướng dẫn của tụi mình để chuẩn bị tốt cho buổi hẹn với bác sĩ bạn nhé.

Bác sĩ Đặng Hoàng Thiên

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang