Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em

Tắc tuyến lệ rất thường gặp ở trẻ em, đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề: viêm, nhiễm trùng, ngứa, thậm chí là mù. Có nhiều triệu chứng rất dễ dàng nhận thấy ở những giai đoạn sớm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin cần thiết khi chăm sóc trẻ nhỏ, theo dõi khi gặp những triệu chứng bất thường để nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa Mắt hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm.

1. Tuyến lệ là gì?

Tuyến lệ được hình thành từ trong hệ xương của đôi mắt, bắt đầu từ rãnh mũi và mắt nằm giữa mầm mũi ngoài, mầm hàm trên.

Trong khoang mắt của mỗi người, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Tuyến lệ chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt.

  • Cấu tạo tuyến lệ

Vị trí tuyến lệ nằm bên trong ở góc trên, bên ngoài của mỗi mắt.

Tuyến lệ gồm có 2 bộ phận:

  • Tuyến lệ chính sẽ nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu của người. Nó gồm 2 phần: tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi.
  • Còn lại là tuyến lệ phụ: gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới kết mạc.
Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em
Cấu tạo của tuyến lệ

Vai trò của tuyến lệ

  • Tuyến này có vai trò cung cấp nước mắt để giữ ẩm, trơn bề mặt của mắt và màng của mí mắt. Nước mắt giúp giảm ma sát, loại bỏ bụi và mảnh vụn ra khỏi mắt để tránh nhiễm trùng.
  • Trong nhiều trường hợp khi mắt bị kích thích sẽ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt (dịch tiết) sẽ rửa sạch phần trước mắt, theo ống lệ chảy xuống xoang mũi. Dịch tiết có tác dụng làm giác mạc luôn ướt, có khả năng kháng khuẩn nhẹ.
  • Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra ít nước mắt. Vào sáng sớm, khi thức dậy, trong 16 giờ, tuyến lệ sẽ tiết sẽ từ 0,5 – 0,6g nước mắt. Khi ngủ, mắt nhắm lại, tuyến lệ ngừng làm việc.
  • Nước mắt rất có ích cho cơ thể mỗi người. Ngoài việc giúp biểu đạt được cảm xúc, nước mắt còn giúp tránh được sự xâm hại của mọi vi khuẩn, các vật lạ…
  • Mỗi khi chớp mắt, mí mắt sẽ lấy một ít chất lỏng từ các tuyến lệ, làm ướt và giúp làm sạch giác mạc. Nếu giác mạc không được làm ướt và làm sạch thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng mù.

2. Tổng quan bệnh tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tắc tuyến lệ đạo. Bệnh lý thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.

Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em
Tắc tuyến lệ là bệnh lý khá thường gặp

3. Nguyên nhân bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ em

Tắc nghẽn tuyến lệ bẩm sinh

  • Là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ.
  • Khoảng 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh, hầu hết tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi.
  • Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi – lệ khi đi xuống mũi.
  • Các hệ thống thoát nước mắt không phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.

Các nguyên nhân khác

  • Mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm. Tình trạng nhiễm trùng, viêm mắt có thể làm cho hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi bị tắc. Viêm xoang mạn tính là trường hợp điển hình, có thể kích thích các mô hình thành sẹo, làm tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt.
  • Sự phát triển bất thường của hộp sọ và khuôn mặt hay còn gọi là craniofacial bất thường. Hội chứng Down là một craniofacial bất thường, làm tăng khả năng tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.
  • Trẻ bị các chấn thương gần mũi hoặc tại mũi như bị gãy mũi và mô sẹo có thể làm tắc ống dẫn nước mắt. Nếu không xử lý kịp thời thì khả năng bị bệnh tắc tuyến lệ rất cao.
  • Các khối u. Có nhiều khối u gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ trong đó có u nang hoặc sỏi.
  • Polyp mũi: là mẩu thịt thừa hình thành từ niêm mạc mũi ở những trẻ bị viêm mũi dị ứng trong xoang mũi, chèn ép hệ thống dẫn lưu nước mắt gây tắc tuyến lệ.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị và phương pháp xạ trị ung thư có thể gây tắc tuyến lệ ở trẻ em bị ung thư.

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện vì bé sau sinh thường ngủ nhiều. Chỉ đến khi bé được vài ba tháng tuổi, những biểu hiện tắc tuyến lệ mới rõ ràng.

4. Triệu chứng bệnh tắc tuyến lệ

  • Dấu hiệu tắc tuyến lệ dễ nhận thấy nhất là nước mắt chảy liên tục không ngừng lại được mặc dù cơ thể không bị tác động nào. Triệu chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt, làm tái phát những bệnh viêm, nhiễm trùng mắt.
  • Tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao do vi khuẩn tích tụ ở trong túi lệ mũi. Những dấu hiệu cho biết tình trạng nhiễm trùng:
    • Trên lông mi thường bị đóng váng.
    • Mắt mờ và chảy mủ.
    • Mắt bị đỏ ở tròng trắng và thường bị sưng đau ở gần góc trong của mắt.
    • Nước mắt có thể bị nhuốm máu.
    • Một số trường hợp có thể bị sốt.
  • Trẻ bị tắc tuyến lệ mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc.
  • Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt thường có nhiều gỉ vàng, dính quanh mí mắt.
Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em
Mắt thường chảy mủ là triệu chứng của tắc tuyến lệ

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tắc tuyến lệ

  • Thường gặp nhất là trẻ sơ sinh do hệ thống thoát nước mắt của trẻ có thể không phát triển đầy đủ hoặc có một ống bất thường.
  • Bệnh nhân đã từng tiến hành phẫu thuật trước đó như: phẫu thuật mí mắt, mũi, giải phẫu xương tại mũi…
  • Trẻ bị bệnh glaucoma (cườm nước) đang sử dụng thuốc chống tăng nhãn áp.
  • Trẻ em mắc bệnh ung thư đang sử dụng thuốc hóa trị điều trị ung thư và phương pháp xạ trị.

6. Phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ

Đối với tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh, không có cách nào để phòng ngừa. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Trường hợp trẻ bị tắc tuyến lệ nặng cần chỉ định thông tuyến lệ cho trẻ.

Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm bằng cách:

  • Hạn chế, tốt nhất là nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang bị viêm kết mạc.
  • Thường xuyên rửa tay thật sạch, kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi có cảm giác ngứa mắt hay xốn mắt, nhắc trẻ không nên lấy tay dụi hay chà mắt.
  • Hạn chế cho trẻ đeo kính áp tròng.
  • Tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây kích ứng đường mũi, đặc biệt là trẻ em. Nó làm cho bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ em thêm trầm trọng và tình trạng nhiễm khuẩn ngày một nặng hơn.
Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em
Hãy nhắc nhở khi bé lấy tay dụi mắt

7. Chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ

  • Hỏi bệnh sử, khám mắt toàn diện: Nhằm đánh giá xem lệ đạo của trẻ có bị tắc nghẽn hay không. Nếu có tiếp nên tìm nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
  • Nhuộm Fluorescein. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm một chất nhuộm màu đặc biệt vào trong mỗi mắt, sau 5 phút nhấp nháy bình thường. Nếu có một số lượng đáng kể chất nhuộm màu bên trong mắt chứng tỏ một ống dẫn nước mắt đã bị tắc.
  • Kiểm tra sự lưu thông của hệ thống dẫn lưu nước mắt. Kiểm tra bằng cách bơm dịch vào hệ thống lệ đạo của trẻ thông qua điểm lệ ở góc trong của mắt bị bệnh. Nếu lượng dịch vừa mới bơm vào không xuống được họng thì bệnh nhân được chẩn đoán đã bị tắc tuyến lệ.
  • Chụp X quang hoặc CT scan. Khi tiến hành chụp nên kết hợp bơm chất cản quang vào hệ thống lệ đạo nhằm giúp bác sĩ khảo sát sâu hơn và chẩn đoán chính xác hơn.

8. Các biện pháp điều trị bệnh tắc tuyến lệ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, đối tượng mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các biện pháp điều trị bệnh lý tắc tuyến lệ khác nhau.

Đối với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lý tắc tuyến lệ bẩm sinh

  • Không cần điều trị, có thể tự khỏi sau khi trẻ được 1 tuổi.
  • Tuy nhiên, với những trẻ này, cha mẹ cần biết cách làm vệ sinh mắt cho bé.

Cách làm:

  • Dùng bông gòn hoặc vải xô mềm, thấm nước, tốt nhất là sử dụng nước đun sôi để nguội, đảm bảo vô khuẩn hoặc dùng nước muối sinh lý (thuốc nhỏ mắt) NaCl 0,9%.
  • Nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn, gỉ dính trên mắt của bé.
  • Nên thực hiện vệ sinh mắt 3 – 5 lần/ngày để giữ cho đôi mắt luôn sạch sẽ.
  • Chú ý phải làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh để mi mắt bị trầy xước dẫn đến viêm nhiễm.
Bệnh lý tắc tuyến lệ ở trẻ em
Cha mẹ cần nắm rõ cách vệ sinh mắt cho bé

Nếu phát hiện mắt bé bị sưng đỏ, cần đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa Mắt để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Đối với trẻ hơn 1 tuổi

  • Nếu hệ thống ống dẫn lưu nước mắt vẫn bị tắc khi trẻ được 1 tuổi, cho trẻ sử dụng một kỹ thuật massage đặc biệt để giúp mở các màng. Nên massage 2 – 4 lần/ngày nhằm giúp màng được thông thoáng hơn.
  • Đối với trẻ em bị tắc tuyến lệ do chấn thương ở vùng mặt: Các bác sĩ sẽ đợi khoảng vài tháng để xem tình trạng bệnh có được cải thiện sau khi vết thương lành không.
  • Đặt luồn ống thông/stent. Phương pháp này sử dụng các ống nhỏ silicone hoặc polyurethane để mở các tắc nghẽn thu hẹp trong phạm vi hệ thống ống nước mắt.
  • Giãn thông qua ống thông bóng. Phương pháp này sử dụng để mở các đoạn thu hẹp hoặc bị chặn bởi sẹo và các nguyên nhân khác. Đối tượng được chỉ định sử dụng là các trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi.
  • Phẫu thuật mở túi lệ xuống đến tận mũi: Chỉ định cho trẻ lớn bị chống chỉ định ống thông. Ngoài ra, nó còn được chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi với ống dẫn nước mắt bị tật bẩm sinh khi đã sử dụng các phương pháp khác không có hiệu quả.
  • Nội soi: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không có vết mổ, vết sẹo và quá trình hồi phục thường nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng có mặt hạn chế như tỉ lệ thành công không cao.
  • Sau khi phẫu thuật thành công mở ống dẫn nước mắt, cần dùng một loại thuốc xịt mũi để phòng quá trình viêm nhiễm sau phẫu thuật. Xịt 2 – 3 lần/ngày trong 2 – 3 tuần sau thủ thuật.

9. Tổng kết

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, chính vì vậy, đôi mắt trẻ cần được quan tâm và chăm sóc tốt nhất. Tắc tuyến lệ là một bệnh lý thường gặp. Khi trẻ có các dấu hiệu như gỉ mắt nhiều, chảy nước mắt liên tục, không nên lo lắng quá mức, cần vệ sinh, làm sạch nhẹ nhàng, thường xuyên và đúng chuẩn. Nếu tình trạng kéo dài và triệu chứng nặng hơn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hãy chọn lọc thông tin và chăm con đúng cách, thông minh trong thời hiện đại!

Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Trang

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã