Bệnh lý động mạch chủ chi dưới: Mùa đông và những cơn đau chân

Mùa đông là thời điểm mà các bệnh lý về tim mạch thường bùng phát, trong đó nhóm bệnh lý về mạch máu ngoại biên mà chủ yếu là chi dưới chiếm tỷ lệ phần lớn, với triệu chứng đau tức đùi cẳng bàn chân từng mức độ, thậm chí các trường hợp nặng có thể có hoại tử cẳng bàn chân gây tàn phế hoặc đe dọa tính mạng. Và bệnh động mạch chi dưới là một tình trạng làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là nó cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt

1. Thế nào là bệnh lý động mạch chi dưới?

Bệnh lý động mạch chủ chi dưới: Mùa đông và những cơn đau chân
Thế nào là bệnh lý động mạch chi dưới tình trạng động mạch chủ chi dưới bị thu hẹp

Bệnh động mạch chi dưới là một tình trạng trong đó các động mạch chi dưới bị thu hẹp và không thể mang nhiều máu đến chân của bạn. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là tình trạng lắng đọng lipid (Chất béo) trong động mạch của bạn, tiến triển gây xơ vữa động mạch.

Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu đến chân, thậm chí có thể ảnh hưởng tới các mạch máu đến tim và não (Nguy cơ gây đột quỵ). Nếu bạn không được điều trị, bạn có thể bị hoại tử phần chi thể dẫn đến cần phải cắt bỏ chi (Cắt cụt chi).

2. Biểu hiện của bệnh động mạch chủ chi dưới là gì?

Bệnh lý động mạch chủ chi dưới: Mùa đông và những cơn đau chân
Biểu hiện của bệnh động mạch chủ chi dưới là đau cơ hoặc chuột rút

2.1 Biểu hiện

Bạn có thể bị đau cơ hoặc chuột rút vì tình trạng ít cung cấp máu đến chân. Loại đau này được gọi là cơn đau cách hồi. Bạn thường cảm thấy được cơn đau này khi bạn đi bộ hoặc leo cầu thang, nhưng hết đau khi bạn nghỉ ngơi.

2.2 Tác hại

Nó có thể ảnh hưởng đến các nhóm cơ khác nhau gây đau, bao gồm:

  • Mông và hông.
  • Đùi và cẳng chân (Phổ biến nhất).
  • Bàn chân (Ít phổ biến hơn).
  • Một số người có cảm giác nóng rát hoặc tê bì. Nếu tình trạng bệnh động mạch ngoại biên tiến triển, ngón chân hoặc bàn chân của bạn có thể bị tổn thương gây đau liên tục ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

2.3 Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Thay đổi màu sắc của chân, thường là tím nhợt.
  • Rối loạn cương dương.
  • Chân yếu hoặc mát hơn cánh tay của bạn.
  • Rụng lông ở chân.
  • Vết thương hoặc vết loét ở ngón chân hoặc bàn chân của bạn không lành.
  • Một số ít trường hợp bạn cũng có thể bị tắc nghẽn mạch nghiêm trọng mà không có đau đớn gì cả. Điều này thường là do cơ thể đã tự phát triển các mạch máu phụ xung quanh vị trí tắc nghẽn cấp máu cho phần chi thể, tuy nhiên các mạch máu này dần dần sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của chi thiếu máu, lúc này sẽ biểu hiện thành triệu chứng.

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch chi dưới là gì?

Những thành phần như chất béo và Cholesterol trong máu hình thành các mảng bám tích tụ trong động mạch, dần dần làm cho những động mạch cứng hơn và hẹp hơn. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch, là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh động mạch chi dưới.

Những yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Tuổi (Trên 50).
  • Bệnh tiểu đường.
  • Cholesterol máu cao.
  • Huyết áp cao.
  • Béo phì.
  • Ít vận động.
  • Hút thuốc lá, thuốc lào nhiều.

4. Điều trị bệnh động mạch chi dưới như thế nào?

Nếu bạn bị đau chân, tê hoặc các triệu chứng khác, đừng bỏ qua chúng như một biểu hiện bình thường của tuổi cao. Hãy gọi hoặc liên hệ cho bác sĩ của bạn để được tư vấn. Qua thăm khám hỏi bệnh và thực hiện các biện pháp thăm dò, cũng như xét nghiệm chuyên sâu (Như siêu âm mạch máu, xét nghiệm máu tổng quát, chụp CT mạch máu), các bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp như:

  • Điều trị nội khoa tối ưu.
  • Can thiệp nội mạch tái thông mạch máu tổn thương.
  • Hoặc phẫu thuật bắc cầu nối cho đoạn mạch máu bị tắc.

Ngoài ra, một số điều đơn giản bạn có thể làm để kiểm soát các triệu chứng của mình và giữ cho bệnh động mạch chi dưới không trở nên nặng hơn, bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Kiểm soát Cholesterol máu, đường máu và huyết áp.
  • Ăn uống chế độ lành mạnh (Giảm ăn thực phẩm mỡ động vật, kiêng rượu bia..).
  • Tập thể dục đều đặn.

Bệnh động mạch chi dưới làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là nó cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Kết quả điều trị phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, nhưng thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về lối sống và điều trị sớm giúp cải thiện đáng kể triển vọng.

Bác sĩ Lê Hữu Khánh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống