Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh không hiếm gặp và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thai ngoài tử cung, vô sinh… Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa nhận biết đầy đủ các thông tin về bệnh lậu dẫn đến điều trị cũng như phòng ngừa không hiệu quả.

Bài viết hôm nay, YouMed xin trình bày những thông tin hữa ích bao gồm nguyên nhân, biểu hiện bệnh, biến chứng xảy ra, phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh lậu.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục và do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae gây ra.

Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện ở cơ quan tiết niệu, cơ quan sinh dục hay họng, miệng. Nếu điều trị không đúng cách thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Nguyên nhân gây bệnh lậu?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lậu là do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorhoeae. Vi khuẩn này sắp xếp thành từng cặp một nên còn được gọi là song cầu Neisseria gonorhoeae. Loại vi khuẩn này không thể sống quá vài phút khi ra khỏi cơ thể người vì thế bệnh lậu thường không lây qua tiếp xúc thông thường.

Bệnh lậu lây truyền qua những con đường nào?

  • Bệnh chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối tác mắc bệnh lậu có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng biện pháp bảo vệ. Đối với các đối tượng có hành vi tình dục qua đường hậu môn hay đường miệng thì bạn tình cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu nếu không được phòng tránh an toàn.
  • Bệnh lậu có thể lây truyền và gây ra những biến chứng nặng nề lên trẻ sơ sinh như ảnh hưởng đến mắt, phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Các trường hợp truyền máu của người bị mắc bệnh lậu cũng có thể lây truyền bệnh cho người nhận máu.

Triệu chứng của bệnh lậu?

Khi mới mắc bệnh, người bệnh rất ít biểu hiện hay không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi bệnh bắt đầu biểu hiện các triệu chứng bất thường thì ta sẽ thấy rằng các triệu chứng này khác nhau ở nam so với nữ. Cụ thể là:

  • Ở nữ giới

Biểu hiện mắc bệnh lậu ở người phụ nữ rất mơ hồ, không rõ ràng. Nhiều chị em có thể lầm tưởng mình mắc các bệnh phụ khoa thông thường mà không nghĩ là mắc bệnh lậu. Các dấu hiệu gợi ý nhiễm vi khuẩn lậu ở người phụ nữ bao gồm: tiểu buốt, tiểu rát, có dịch mủ xanh, vàng, hôi từ vùng kín.

Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng, vô sinh…

>> Xem thêm: Phụ nữ và những vấn đề tình dục thường gặp

  • Ở nam giới

Các dấu hiệu biểu hiện của bệnh lậu ở nam giới tương đối rõ hơn so với nữ giới. Người bệnh thường có các biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hay mủ.

Biểu hiện đặc trưng của người nam bị nhiễm vi khuẩn lậu là xuất hiện giọt mủ màu trắng đục ở lỗ tiểu vào lúc sáng sớm. Khi có triệu chứng này, có thể nghi ngờ ngay người nam đang mắc bệnh lậu.

  • Trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị bệnh lậu thì có thể lây nhiễm vi khuẩn lậu cho trẻ trong khi sinh.

Dấu hiệu gợi ý trẻ sinh ra bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ là viêm kết mạc với các triệu chứng mắt đỏ và đóng mủ.

Ngoài ra, trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não do vi khuẩn lậu.

Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

Chẩn đoán bệnh lậu sẽ dựa vào yếu tố gợi ý, biểu hiện bệnh và các xét nghiệm.

1. Yếu tố gợi ý

  • Người bệnh đã từng mắc các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục khác như giang mai, HIV…
  • Bạn tình hay đối tác mắc bệnh lậu hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

>> Xem thêm: Tình dục an toàn khi nhiễm HIV: Bị HIV có hôn nhau được không?

2. Biểu hiện, triệu chứng

  • Các triệu chứng ở cơ quan tiết niệu hay sinh dục như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu máu hay mủ.
  • Ảnh hưởng lên chức năng sinh sản của người phụ nữ như viêm tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh.
  • Trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường ở mắt như mắt đỏ, đóng mủ gợi ý mắc bệnh lậu lây truyền từ mẹ.

3. Xét nghiệm

Các xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lậu trong các dịch mủ từ đường tiết niệu hay kết mạc mắt.

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm do các hậu quả và biến chứng mà nó gây ra. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị và dự phòng hiệu quả. Các bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu các phương pháp điều trị cũng như phòng bệnh nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống