Bệnh khớp do thần kinh là gì

Tìm hiểu chung

Bệnh khớp do thần kinh là gì?

Bệnh khớp do thần kinh là tình trạng phá hủy khớp do mất hoặc giảm cảm thụ bản thể, cảm giác đau và cảm giác về nhiệt. Bệnh này do bệnh về thần kinh gây ra, không xảy ra cùng lúc với bệnh thần kinh mà chỉ xảy ra sau một thời gian. Nhưng khi bệnh đã tiến triển thì rất nhanh, cần có biện pháp phát hiện và điều trị kịp thời.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khớp do thần kinh

Dấu hiệu: Các khớp ở bàn chân, cổ chân, khớp gối, háng, cột sống, khớp tay, khớp vai và khớp khuỷu bị đau nhức. Và hiện tượng này chỉ đau nhức ở một khớp, trừ khi ở khớp nhỏ bàn chân có thể ảnh hưởng đến vài khớp.

Ở giai đoạn đầu:

Triệu chứng khớp thường nhẹ, sau đó tiến triển âm ỉ và tái phát từng đợt. Có thể xuất hiện đau khớp nhưng thường là đau ít, khớp chỉ sưng nhẹ. Hay các biểu hiện khác như là phù nề, sung huyết hoặc xuất huyết quanh khớp, tràn dịch khớp, khớp bị bán trật tự.

Ở giai đoạn muộn:

Người bị bệnh khớp do thần kinh sẽ bị đau nặng hơn bởi lúc này quá trình hủy khớp tiến triển cực kì nhanh gây trật khớp, tụ máu, xương hay các mảnh sụn bị vỡ nằm trong khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có những vấn đề về khớp như đã nói ở trên thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh khớp do thần kinh. Bệnh khớp do thần kinh có thể nhầm lẫn với các bệnh thoái hóa khớp, gút, viêm khớp tự miễn, viêm khớp phản ứng,… Bệnh tiến triển nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu điều trị sai cách hoặc phát hiện muộn. Bệnh còn có thể gặp một số biến chứng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường như nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn và cốt tủy viêm. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khớp do thần kinh

Bệnh khớp do thần kinh có thể giải thích bằng 2 cơ chế sau:

Thứ nhất là do dinh dưỡng:

Do bệnh nhân bị tổn thương thần kinh (đặc biệt là phần tủy) sẽ bị rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh vận mạch. Những rối loạn này làm thay đổi dinh dưỡng của đầu xương và bao khớp, dẫn đến tình trạng loạn sản làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của khớp.

Thứ hai là do tác động cơ giới:

Các bệnh khớp do thần kinh gây ra thường gây mất cảm giác sâu. Chính vì vậy khi vận động bệnh nhân thường không giữ được tư thế cố định cân bằng, mất các phản ứng tự vệ của khớp đối với các tư thế có hại. Do tình trạng này kéo dài, các động tác và tư thế có hại tác động như những chấn thương làm cho khớp bị thái hóa và biến dạng dần.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh khớp do thần kinh?

Bệnh đau khớp do thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ ai nếu không có một lối sống lành mạnh hoặc uống rượu bia thường xuyên. Bệnh còn thường gặp nhất ở người bệnh đái tháo đường, giang mai và bệnh rỗng tủy xương. Theo các nghiên cứu trên thế giới, có đến 15% bệnh nhân đái tháo đường, 20% bệnh nhân giang mai và 25% bệnh nhân rỗng tủy xương có biểu hiện bệnh khớp do thần kinh. Ngoài ra, bệnh thần kinh do khớp còn gặp nhiều trong các bệnh như:

  • Sau chấn thương hoặc có chèn ép tủy sống.
  • Tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Các bệnh thần kinh di truyền khác.
  • Bệnh lý nhiễm khuẩn.
  • Do dùng corticoid.
  • Nghiện rượu.
  • Bệnh phong.
  • Hội chứng Raynaud.
  • Cường vỏ tuyến thượng thận.
  • Bệnh hệ thống như xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp.
  • Trẻ em dị tật bẩm sinh do mẹ dùng thuốc Thalidomide trong thời kì mang thai.
  • Rối loại cảm giác cận ung thư.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh khớp do thần kinh

Các phương pháp giúp chuẩn đoán bệnh khớp do thần kinh mà người bệnh có thể thực hiện là:

  • Chụp X-quang khớp tổn thương: Phương pháp này giúp phát hiện ra giai đoạn tiến triển của bệnh, phân biệt được bệnh khớp do thần kinh với các bệnh khớp thoái hóa, hoại tử xương, lắng đọng tinh thể, nhiễm khuẩn khớp.

  • Siêu âm khớp: Phương pháp này giúp phát hiện dịch khớp, tình trạng hợp khe khớp, định hướng cho phương pháp hút dịch làm xét nghiệm.

  • Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá mức độ tổn thương, mảnh xương chết, khí trong xương.

  • Chụp cộng hưởng từ: Phân biệt các tổn thương tủy, viêm đĩa đệm đốt sống…

  • Chẩn đoán bệnh thông qua tiểu sử mắc bệnh, triệu chứng cụ thể và kết hợp với những phương pháp thăm khám trên.

Phương pháp điều trị bệnh khớp do thần kinh hiệu quả

Điều trị bảo tồn:

Áp dụng cho những trường hợp bệnh còn nhẹ, phát hiện sớm. Người bệnh cần bất động khớp bằng cách bó bột hoặc nẹp hay sử dụng giày thiết kế chuyên dụng. Bên cạnh đó người bệnh khớp do thần kinh cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên để hạn chế trọng lực cơ thể và những chấn thương đến khớp.  Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng và tăng mật độ xương, vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương khớp.

Điều trị ngoại khoa:

Khi xương bị biến dạng nặng, gãy xương thì cần phải có sự can thiệp bằng phẫu thuật nẹp vít, phẫu thuật hay thay khớp toàn bộ để phục hồi chức năng vận động của xương khớp.

Trong điều trị đau khớp do thần kinh phải tùy theo thể bệnh và mức độ tổn thương khớp. Tốt nhất nên tránh va chạm, tránh vận động nhiều và mạnh. Mặc khác, chúng ta cần điều trị nguyên nhân tức là điều trị bệnh thần kinh gây ra đau khớp: giang mai, đái tháo đường, chấn thương chèn ép.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khớp do thần kinh

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đau khớp do thần kinh không phải là bệnh xảy ra cùng lúc với bệnh thần kinh mà chỉ là hậu quả do bệnh thần kinh gây ra. Vì vậy muốn phòng ngừa tổn thương khớp thì cần phải điều trị sớm và tích cực các vấn đề ở thần kinh, tuyệt đối không để bệnh tiến triển đến giai đoạn đau khớp.

Trong các bệnh lý là nguyên nhân gây đau khớp có bệnh giang mai, khi đến giai đoạn giang mai thần kinh sẽ gây đau khớp. Vì vậy cần phòng tránh giang mai bằng các biện pháp như quan hệ tình dục an toàn để tránh lây giang mai, khám chuẩn đoán sớm và điều trị triệt để bệnh giang mai từ giai đoạn đầu.

Tương tự bệnh giang mai thì người bị bệnh đái tháo đường cũng có nguy cơ bị đau khớp. Chính vì vậy phải có chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày. Ngoài ra còn phải phòng tránh chấn thương tủy sống bằng các biện pháp bảo hộ lao động như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.  


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm
Hình ảnh tin tức Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa?
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, vẫn bị ngứa? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi đối mặt với tình trạng gàu xuất hiện liên tục trên da đầu dù đã
Hình ảnh tin tức Cho con bú uống rau má được không? Những lưu ý cần nhớ
Trong những ngày oi bức, một ly nước rau má mát lạnh hoặc một chén canh rau má tôm tươi có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Nhờ có đặc tính hàn