Bệnh Kawasaki: Định nghĩa – Nguyên nhân – Triệu chứng

Bệnh Kawasaki là một trong những bệnh lí tim mạch hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tại nhiều nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn và rất hiếm khi ở người lớn. Bệnh Kawasaki không lây truyền từ người này sang người khác. Trong năm 2016, khoảng hơn 5000 ca nhập viện với bệnh Kawasaki đã được báo cáo ở trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ. Trong đó, gần 4000 ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh Kawasaki: Định nghĩa – Nguyên nhân – Triệu chứng
Bệnh Kawasaki cần được chú ý khi trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày

>> Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Đa số nguyên nhân thường gặp ở trẻ là do nhiễm siêu vi. Bệnh thường tự giới hạn và không gây hại nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cùng YouMed tìm hiểu thêm tại đây nhé.

1. Bệnh Kawasaki là gì?

Bệnh Kawasaki là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Các bé trai thường có xu hướng dễ mắc bệnh hơn bé gái. Khi các mạch máu trên khắp cơ thể bị viêm, bao gồm cả những động mạch vành là mạch máu nuôi chính cho tim, đó được gọi là tình trạng viêm mạch máu.

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, có thể tránh được biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến động mạch vành. Đây là mạch máu chính có nhiệm vụ mang oxy và máu đến giúp tim hoạt động. Khi các mạch máu này bị viêm sẽ làm cho thành động mạch dần bị suy yếu. Những thay đổi trong mạch máu có thể tạo ra các cục máu đông ngăn chặn dòng máu được bơm lên tim. Ngoài ra, mức độ nặng hơn là trẻ có thể bị dãn mạch máu. Tức là tại nơi thành mạch máu yếu xuất hiện khối phình to có thể gây đột tử.

Bệnh Kawasaki: Định nghĩa – Nguyên nhân – Triệu chứng
Hình mô phỏng cấu trúc động mạch vành bình thường và dãn.

May mắn là, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị trong 10 ngày đầu tiên từ lúc khởi phát triệu chứng, tỉ lệ nguy cơ phình mạch máu sẽ giảm đáng kể. Do đó, việc chẩn đoán được xác định càng sớm trong vòng 10 ngày đầu là một điều cực kì quan trọng.

 2. Nguyên nhân 

Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể. Một số trường hợp, khi cơ thể tiếp xúc với một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Sau đó, hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng đặc biệt chống lại virus hoặc vi khuẩn ấy. Kết hợp với những yếu tố về gen, có thể gây ra bệnh. Tuy nhiên, có một điểm khó khăn là vẫn chưa thể xác định bất kì một loại virus hay vi khuẩn cụ thể nào.

Bệnh thường phổ biến ở trẻ em các nước châu Á. Nhưng cũng từng có sự bùng phát ở Mỹ một vài năm. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền nên anh chị em trong cùng một gia đình hay cha mẹ từng mắc bệnh sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi. Nhưng nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh sẽ không lây từ trẻ này qua trẻ khác. Vì vậy bạn hãy yên tâm khi con vui chơi với một đứa trẻ khác đang mắc bệnh này.

3. Triệu chứng 

Các triệu chứng của con bạn thường xuất hiện đột ngột. Chúng có xu hướng ngày càng diễn tiến nghiêm trọng.

  • Sốt cao (> 38 độ C) trong ít nhất 5 ngày là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Thường các loại thuốc hạ sốt như paracematol không có tác dụng. Ngoài ra, cũng có trường hợp sốt kéo dài khoảng hơn 10 ngày mà không đáp ứng với thuốc kháng sinh hay hạ sốt. Hiếm xảy ra hơn, sốt có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng đến 40 độ C.
  • Phát ban trên khắp cơ thể nhưng vùng trẻ mang tã sẽ bị nặng hơn.
  • Sưng mu bàn tay và bàn chân. Da lòng bàn tay và bàn chân đỏ, bong tróc. Đặc biệt là xung quanh các ngón tay và ngón chân. Thường sau 2 đến 3 tuần từ khi trẻ bắt đầu sốt, triệu chứng này mới xuất hiện.
  • Mắt đỏ nhưng không có ghèn, thường không thấy dịch chảy ra và không gây đau cho trẻ.
  • Môi bị sưng đỏ, có thể khô nứt và rỉ máu. Lưỡi nổi các đốm đỏ giống trái dâu khiến cho trẻ khó ăn.
  • Sưng nổi hạch bạch huyết ở vùng cổ.

Bệnh Kawasaki: Định nghĩa – Nguyên nhân – Triệu chứng Phát ban trong bệnh Kawasaki

Tuy nhiên các dấu hiệu và triệu chứng trên có thể không xuất hiện cùng một lúc. Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên có thể chỉ xuất hiện một vài triệu chứng ở trên. Ngoài ra, còn có một số các triệu chứng không đặc hiệu khác như đau họng, ho, sổ mũi, đau khớp, tiêu chảy, nôn và đau bụng.

4. Bệnh được chẩn đoán và điều trị như thế nào ?

Qua quá trình hỏi diễn tiến các triệu chứng và thăm khám, Bác sĩ nếu nghi ngờ con bạn mắc bệnh Kawasaki sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm. Không có bất kì xét nghiệm cụ thể hay đơn độc nào để chẩn đoán bệnh Kawasaki. Bao gồm siêu âm tim (theo dõi chức năng tim), xét nghiệm máu và nước tiểu. Không những giúp chẩn đoán chính xác nhất, mà còn tìm ra biến chứng của bệnh để có phương pháp điều trị dự phòng về sau.

Nếu con bạn mắc bệnh Kawasaki, trẻ cần được điều trị ở bệnh viện. Thuốc được dùng để điều trị bệnh là gamma globulin (IVIG). IVIG được truyền qua tĩnh mạch từ 8 đến 12 giờ. Trẻ em nên ở lại bệnh viện ít nhất 24 giờ sau khi kết thúc liều IVIG. Mục đích là để đảm bảo cơn sốt không quay trở lại và các triệu chứng khác được cải thiện.

Ngoài ra, tùy vào mức độ bệnh mà trẻ cần dùng thêm thuốc Aspirin để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Chỉ nên dùng Aspirin cho trẻ nhỏ dưới sự giám sát và có chỉ định của Bác sĩ. Vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

5. Chăm sóc trẻ bị bệnh Kawasaki, bạn cần chú ý gì?

5.1 Tái khám đúng lịch

Điều rất quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ những trẻ em mắc bệnh Kawasaki để chắc chắn rằng tình trạng bệnh đang được cải thiện. Ngoài ra, mỗi lần tái khám cũng là kiểm tra sự phát triển của dãn động mạch vành. Dãn động mạch vành thường xuất hiện sau vài tuần đầu tiên của bệnh. Vì vậy, trẻ nên được đánh giá lại sau 2 tuần và một lần nữa vào lúc 6 đến 8 tuần từ lúc bắt đầu sốt. Theo dõi thường xuyên hơn và siêu âm tim sẽ là cần thiết nếu có phát hiện bất thường nào trên siêu âm tim. Cho trẻ khám Bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh Kawasaki xuất hiện trở lại.

Về tiên lượng sau này, nếu trẻ được điều trị bệnh Kawasaki và không tiến triển dãn động mạch vành có thể hồi phục và khỏe mạnh hoàn toàn. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần giáo dục trẻ phải tuân theo chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh tốt cho tim. Trẻ bị dãn động mạch vành phải được chăm sóc và theo dõi lâu dài đặc biệt bởi Bác sĩ tim mạch nhi khi lớn lên.

5.2 Tiêm chủng

Vắc-xin virus sống nên được hoãn lại ít nhất 11 tháng sau khi truyền IVIG. Vì IVIG có thể khiến vắc-xin hoạt động không hiệu quả. Bao gồm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella) và thủy đậu. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên được tiêm vắc-xin cúm bất hoạt.

5.3 Có thể cho trẻ uống ibuprofen không?

Không cho con bạn uống ibuprofen trong khi chúng đang dùng
aspirin để điều trị bệnh Kawasaki. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng tác dụng của aspirin. Nếu trẻ sốt hoặc đau, bạn có thể cho con uống acetaminophen.
Chỉ sử dụng thuốc ibuprofen nếu được Bác sĩ chỉ định. Kiểm tra vớiBác sĩ của trẻ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.

Bệnh Kawasaki: Định nghĩa – Nguyên nhân – Triệu chứng
Các triệu chứng điển hình của bệnh Kawasaki

Qua tìm hiểu những thông tin về bệnh Kawasaki, chắc chắn cha mẹ cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy hãy luôn theo dõi sát con mình để nắm rõ tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu không có bất kì biến chứng nào gây ra bởi căn bệnh lúc đầu, con bạn không có nguy cơ mắc bệnh tim do bệnh Kawasaki khi chúng lớn lên.

>> Sốt phát ban là một trong những bệnh lí rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Triệu chứng ở da có thể là dấu hiệu chỉ điểm duy nhất của nhiễm trùng tiềm ẩn khác đe dọa tính mạng. Nhưng trong đa số trường hợp, sốt phát ban đơn thuần chỉ liên quan đến virus. Bệnh thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng và tự giới hạn. Cùng YouMed xem thêm tại đây nha

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai