Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: 10 biến chứng đáng lo ngại

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm (hay còn gọi thiếu máu hồng cầu hình liềm) là một dạng rối loạn máu di truyền. Đây là bệnh lý có tỷ lệ gặp phải cao trong các bệnh bẩm sinh ở trẻ em.

Bệnh xảy ra khi các gen bị đột biến ảnh hưởng đến khả năng tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh trong các tế bào hồng cầu của cơ thể, khiến một số hồng cầu trở nên cứng, dính và trông giống lưỡi liềm. Các tế bào hình liềm chết rất nhanh, gây ra tình trạng thiếu máu liên tục. Bên cạnh đó, khi các tế bào biến dạng đi vào các mạch máu nhỏ, chúng sẽ bị mắc kẹt và làm tắc nghẽn trong lòng mạch. Điều này gây đau đớn cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác.

Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu 10 biến chứng nguy hiểm của bệnh hồng cầu lưỡi liềm trong bài viết dưới đây để có cách ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

10 biến chứng nguy hiểm của bệnh hồng cầu lưỡi liềm

Theo các chuyên gia y tế, bệnh hồng cầu lưỡi liềm thường gây vàng da, mệt mỏi, đau đớn, ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không được điều trị, kiểm soát tốt, người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

1. Tổn thương nội tạng

Thông thường, các tế bào hồng cầu có hình tròn và có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, giúp vận chuyển oxy đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh hồng cầu lưỡi liềm khiến những tế bào mang hình dạng bất thường có thể gặp khó khăn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ. Tình trạng này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn lưu lượng máu và oxy đến các cơ quan nội tạng, bao gồm thận, gan và lá lách, khiến các cơ quan này bị tổn hại. Trong trường hợp tổn thương nội tạng nghiêm trọng có thể gây tử vong.

2. Hội chứng đau ngực cấp

Biến chứng phổ biến này ở bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc do các tế bào hình liềm bị mắc kẹt trong phổi. Tương tự như viêm phổi, hội chứng đau ngực cấp tính gây khó thở, đau ngực và sốt. Tình trạng này có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh. Trên thực tế, hội chứng ngực cấp tính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

3. Hội chứng bàn tay-chân

Hội chứng bàn tay-chân xảy ra khi các tế bào hình liềm bị mắc kẹt và ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến các mô của bàn tay hoặc bàn chân. Các triệu chứng phổ biến như sốt, sưng, đau đột ngột ở tay hoặc chân,… Việc điều trị hội chứng bàn tay-chân thường bao gồm kết hợp uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau.

4. Chậm phát triển do bệnh hồng cầu lưỡi liềm

Các tế bào hồng cầu hỗ trợ quá trình phát triển bằng cách cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, các hồng cầu mới được sản sinh dễ bị vỡ gây tình trạng thiếu máu, dẫn đến tốc độ phát triển chậm hơn ở trẻ em và bắt đầu dậy thì muộn hơn ở thanh thiếu niên.

5. Mất thị lực

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: 10 biến chứng đáng lo ngại

Võng mạc không có đủ oxy từ máu gây ảnh hưởng xấu đến mắt, thậm chí dẫn đến mất thị lực. Các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng laser để giúp ngăn ngừa mất thị lực ở bệnh nhân mắc hồng cầu lưỡi liềm gây tổn thương mắt.

6. Sỏi mật do bệnh hồng cầu lưỡi liềm

Thiếu máu do bệnh hồng cầu hình liềm xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn mức chúng có thể được tạo ra. Sự phá hủy các tế bào hồng cầu sẽ giải phóng bilirubin – một sắc tố từ các tế bào hồng cầu. Hàm lượng bilirubin vượt mức quy định có thể dẫn đến sự phát triển của nhiều loại sỏi mật. Nếu sỏi mật gây đau hoặc viêm, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

7. Phì đại lá lách

Lá lách giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách thanh lọc tế bào máu bị hư hỏng hoặc “già”, các vi khuẩn và vật lạ ở máu. Chuỗi globin thừa trong gen di truyền bệnh gây sự bất thường ở hồng cầu, khiến hồng cầu dễ bị giữ tại lách, làm lá lách phì đại. Với một số lượng lớn hồng cầu được giữ trong lách, làm máu bị loãng hơn gây tình trạng thiếu máu. Nếu lá lách phát triển quá lớn cần phải phẫu thuật cắt lá lách.

8. Nhiễm trùng

Một lá lách khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong máu. Khi các tế bào hồng cầu bất thường bị giữ lại và làm tổn thương lá lách, khiến người bệnh hồng cầu lưỡi liềm dễ bị nhiễm trùng hơn.

Những bệnh nhiễm trùng này rất nghiêm trọng, bao gồm cúm, viêm phổi và viêm màng não. Vì vậy, người mắc bệnh hồng cầu hình liềm cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sự nhiễm trùng bao gồm sốt và các triệu chứng bất thường như nôn, thở nhanh, ho khan, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

9. Loét chân

Các tế bào hình liềm gây tắc nghẽn động mạch ở chi dưới sẽ làm giảm lượng máu xuống chân khiến các mô ở chân bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy. Điều này dẫn đến tình trạng viêm, loét và thậm chí hoại tử chân. Các triệu chứng của loét chân bao gồm sưng tấy, cảm giác đau nhức ở chân, xuất hiện các vết thương hở,…

10. Đột quỵ do bệnh hồng cầu lưỡi liềm

Đột quỵ có thể xảy ra nếu các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến một số khu vực trong não. Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm nhức đầu dữ dội, cứng miệng, mất thị lực, chóng mặt, hôn mê, kiệt sức hay mất cảm giác ở mặt, cánh tay hoặc chân. Nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, hãy đi điều trị y tế ngay lập tức bởi đột quỵ có thể gây tử vong.

Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh hồng cầu lưỡi liềm

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: 10 biến chứng đáng lo ngại

Các biến chứng của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, một vài thay đổi quan trọng trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các tình trạng bệnh như:

  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh giàu folate
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Hạn chế thay đổi nhiệt độ và áp suất không khí đột ngột
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau
  • Không lạm dụng rượu, bia và chất gây nghiện để giảm đau
  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng bằng việc rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm,…

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm là một dạng thiếu máu di truyền, hiện không có cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách tái khám đều đặn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì? 9 thuốc tiềm năng điều trị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan nhiều hơn mức bình thường. Tính đến tháng 3 năm 2024, chỉ có một loại thuốc duy nhất (Rezdiffra)
Hình ảnh tin tức Sau khi hút thai có nên đi lại nhiều? Chị em cần chú ý những gì sau hút thai?
Sau khi hút thai cơ thể chị em phụ nữ sẽ mất lượng máu, buồng tử cung, vùng kín có thể bị tổn thương ít nhiều. Do đó để tạo điều kiện cho tử cung,
Hình ảnh tin tức Dấu hiệu viêm phổi nặng ở người lớn tuổi - nhận biết để bảo vệ tính mạng
Viêm phổi là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi độ tuổi. Theo thống kê năm 2019, số người tử vong do viêm phổi là
Hình ảnh tin tức [Giải đáp] Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe khi mang thai không quá hiếm gặp. Do đó, ngoài việc thắc mắc nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu để có
Hình ảnh tin tức Ăn bưởi có giảm cân không? Chế độ ăn kiêng với bưởi liệu có hiệu quả?
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người truyền miệng nhau cách ăn bưởi để giảm cân hiệu quả và an toàn. Song thực tế thì sao? Ăn bưởi có giúp bạn giảm