Bệnh giang mai: Bạn đã biết gì?

Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh tương đối nguy hiểm vì có thể gây nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Điều đáng lưu ý là bệnh không hiếm gặp và nhiều người còn chưa nhận biết đầy đủ các thông tin về bệnh dẫn đến điều trị cũng như phòng ngừa không hiệu quả. Hôm nay, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh giang mai.

1. Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục và do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra.

Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện tổn thương chủ yếu ở da, niêm mạc và nhiều cơ quan khác như cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh. Vì vậy, đây là bệnh có ảnh hưởng lên nhiều bộ phận của cơ thể hay còn gọi là bệnh hệ thống.

>> Ngoài Giang mai, các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng không kém phần nguy hiểm. Tìm hiểu ngay!

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum. Vi khuẩn này có hình xoắn nên còn được gọi là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này không thể sống quá vài giờ khi ra khỏi cơ thể người. Xà phòng hay các chất sát khuẩn có thể tiêu diệt được nó trong vài phút.

Liên quan đến đường lây truyền của bệnh giang mai.

  • Bệnh chủ yếu lây qua quan hệ tình dục không an toàn. Đối tác mắc bệnh giang mai có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình khi không sử dụng biện pháp bảo vệ.
  • Giang mai có thể dễ dàng xâm nhập qua nhau thai, gây ra những biến chứng nặng nề lên thai nhi.
  • Các trường hợp truyền máu của người bị mắc giang mai cũng gây lây truyền bệnh cho người nhận máu.

3. Triệu chứng của bệnh giang mai?

Bệnh giang mai diễn tiến qua 3 thời kỳ. Mỗi thời kỳ có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau:

Thời kỳ 1

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, vi khuẩn sẽ tạo nên những tổn thương ở da niêm đầu tiên gọi là săng và hạch.

Bệnh giang mai: Bạn đã biết gì?

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trong giai đoạn này là các săng. Săng giang mai là những vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 0,5 – 2 cm, đáy sạch màu đỏ tươi, bóp thấy cứng và không đau. Săng thường tìm thấy ở phần niêm mạc của bộ phận sinh dục như môi lớn, môi bé ở người nữ hay quy đầu, lỗ sáo, bìu, dương vật ở người nam. Có thể bắt gặp săng giang mai ở niêm mạc miệng, môi hay lưỡi ở những đối tượng có hành vi quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex). Ngoài săng giang mai, trong thời kỳ này người bệnh thường bị nổi hạch kèm theo các săng.

Hạch xuất hiện sau khoảng 1 tuần và nổi thành chùm, không đau ở vùng bẹn.

Thời kỳ 2

Bệnh giang mai: Bạn đã biết gì?

Sau thời kỳ 1 của bệnh giang mai là diễn tiến đến thời kỳ 2. Thời kỳ này có thể kéo dài 2-3 năm sau kể từ khi nổi săng và hạch.

Trong giai đoạn này, người bệnh có các biểu hiện ở da như các dát hay sẩn đỏ hồng có vảy rải rác khắp thân mình. Các tổn thương ở da này thường không để lại sẹo. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, viêm hạch và rụng tóc trong thời kỳ này.

Thời kỳ 3

Thời kỳ này có thể kéo dài đến khoảng 10-15 năm nếu người bệnh không được điều trị với các biểu hiện ở nhiều cơ quan. Các cơ quan có thể bị tổn thương bao gồm cơ, xương, tim mạch và thần kinh với các thương tổn là các săng.

Gian đoạn này, vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào cơ quan bên trong cơ thể mà không còn ở da hay niêm mạc nữa nên rất ít lây nhiễm cho bạn tình của người bệnh.

>> Tìm hiểu sâu về Các giai đoạn của bệnh giang mai

4. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Chẩn đoán bệnh giang mai không quá khó khăn, bác sĩ sẽ dựa vào yếu tố gợi ý, biểu hiện bệnh của bệnh nhân và các xét nghiệm.

Yếu tố gợi ý

Người bệnh đã từng mắc các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục khác như lậu, HIV… Bạn tình hay đối tác mắc bệnh giang mai hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Biểu hiện, triệu chứng

Tùy theo giai đoạn bệnh mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau và dấu hiệu đặc trưng của bệnh là các săng và hạch không đau.

Xét nghiệm

Các xét nghiệm tìm thấy xoắn khuẩn trong cơ thể người bệnh bao gồm phết các thương tổn săng và soi tìm vi khuẩn dưới kính hiển vi.

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể khi cơ thể tiếp xúc vi khuẩn giang mai.

5. Biến chứng bệnh là gì?

Ở thời kỳ 3, vi khuẩn không còn ở da niêm mà xâm nhập vào sâu bên trong các cơ quan. Gây bệnh ở các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim mạch, thần kinh. Bệnh giang mai gây ra các tổn thương chủ yếu ở da, niêm và các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vi khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh và gây nên bệnh viêm màng não, động kinh.
  • Biến chứng lên hệ tim mạch, vi khuẩn có thể gây phình mạch máu hay nguy hiểm hơn là suy tim.
  • Vi khuẩn tấn công vào niêm mạc mắt và khiến cho mắt của người bệnh mờ dần.
  • Về cơ xương khớp, người mắc bệnh giang mai trải qua các cơn đau nhức và viêm xương khớp, thoát vị hay gãy xương.
  • Đối với các cơ quan nội tạng, xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công dạ dày, ruột non với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
  • Đối với phụ nữ mang thai, bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con và gây ra các hậu quả đáng sợ như dị tật bẩm sinh hay thậm chí tử vong.

6. Điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nào trong giai đoạn sớm của bệnh. Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai như sau:

Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan và phòng ngừa bệnh tái phát và di chứng

Penicillin là kháng sinh được lựa chọn điều trị bệnh và có hiệu quả khỏi bệnh cao. Nếu người bệnh bị dị ứng với loại kháng sinh này thì bác sĩ sẽ lựa chọn các kháng sinh khác thay thế như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.

Điều trị đồng thời cho cả bạn tình

Vì giang mai lây truyền qua đường tình dục nên cần thiết phải điều trị cho cả bạn tình của người bệnh để cắt đứt nguồn lây và ngăn ngừa tái phát.

Điều trị cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cũng được điều trị hiệu quả bằng penicillin và tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Điều trị cho trẻ sơ sinh

Biến chứng xảy ra đối với trẻ sơ sinh do lây truyền từ mẹ sang con rất nghiêm trọng nên việc điều trị cho trẻ nên được tiến hành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ đến lúc sinh ra.

Lựa chọn điều trị cho trẻ sơ sinh vẫn là kháng sinh penicillin và chế độ theo dõi, tái khám tùy thuộc vào xét nghiệm tại thời điểm trẻ sinh ra dương tính hay âm tính.

Theo dõi đáp ứng điều trị:

  • Sau 6-12 tháng sau điều trị, người bệnh được xét nghiệm kháng thể. Nếu kháng thể giảm hơn 4 lần so với trước điều trị thì việc điều trị có hiệu quả.
  • Nếu sau khi điều trị mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, xét nghiệm cho thấy hiệu giá kháng thể tăng hơn 4 lần so với trước điều trị thì khả năng điều trị thất bại hay người bệnh bị tái nhiễm.

7. Phòng bệnh giang mai như thế nào: Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh giang mai có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và những người nằm trong con đường lây truyền của bệnh. Vì thế cần có những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả để hạn chế đến mức tối thiểu những nguy hiểm mà bệnh đem lại.

>> Tìm hiểu ngay cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục!

Vì chưa có vacxin phòng ngừa bệnh hiệu quả nên các biện pháp phòng bệnh tập trung vào con đường lây truyền của bệnh bao gồm:

  • Thực hiện hành vi quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ tình dục bừa bãi và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
  • Điều trị cho bạn tình khi bản thân bị mắc bệnh là cách tốt nhất để cắt đứt nguồn lây.
  • Khi nghi ngờ mắc bệnh, nên đến khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nặng nề.
  • Tầm soát bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai để có chiến lược xử lý khi mẹ mắc bệnh nhầm hạn chế biến chứng nặng nề xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Bệnh giang mai là một bệnh tương đối nguy hiểm do các hậu quả và biến chứng mà nó gây ra. Vì vậy, khi mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh, mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang