Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?

Histoplasma là tên của một loại nấm, khi nhiễm bào tử của chúng vào người gây ra bệnh. Bào tử của nấm histoplasma thường lây qua người từ chim và dơi. Bảo tử nấm có thể được con người hít vào qua đường không khí. Vậy liệu loại nấm này có nguy hiểm không? Nhiễm nấm histoplasma có biểu hiện và điều trị ra sao? Hãy cùng YouMed tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Tổng quan

Loại nấm này xuất hiện nhiều nhất trong chất thải của các loài chim và dơi. Ở những nơi tự nhiên, đất cũng có thể nhiễm bào tử nấm như ở nông trại, nơi hoang dã. Do đó, nông dân hoặc những người hay du lịch khám phá cũng có thể nhiễm loại nấm này. Nấm histoplasma xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á, châu Đại Dương, Nam Mỹ, châu Phi đến các khu vực khác.

Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?
Chim là một trong những nguồn lây thường gặp của nấm histoplasma

Hầu hết những người bị nhiễm nấm histoplasma đều không biểu hiện triệu chứng. Cũng vì thế mà nhiều người không biết rằng mình mắc bệnh. Tuy nhiên, với một số đối tượng như trẻ em hay người bị suy giảm miễn dịch, việc nhiễm nấm histoplasma có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng. May mắn rằng loại nấm này có thể điều trị được. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các biểu hiện do nấm histoplasma gây ra.

Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?

2. Các triệu chứng do nhiễm nấm histoplasma

Thể bệnh nhẹ của nhiễm nấm này không có biểu hiện gì trên lâm sàng. Tuy nhiên, thể bệnh nặng có những triệu chứng khá nghiêm trọng, đôi khi nguy hiểm tính mạng. Thời gian xuất hiện triệu chứng sau nhiễm nấm là khoảng 3 đến 17 ngày. Một số triệu chứng như:

  • Sốt.
  • Lạnh run.
  • Đau đầu.
  • Đau nhức cơ.
  • Ho khan.
  • Nặng ngực, tức ngực.
  • Mệt mỏi.

Một số trường hợp nhiễm histoplasma có thể có phát ban và đau khớp. Đối với những người có sẵn bệnh phổi mạn, như khí phế thũng, việc nhiễm nấm histoplasma có thể trở nên mạn tính.

Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?
Ho khan, ho ra máu có thể là biểu hiện của nhiễm nấm ở phổi

Các dấu hiệu của nhiễm nấm mạn tính bao gồm sụt cân và ho ra máu. Các triệu chứng này đôi khi rất khó phân biệt với bệnh lao phổi.

Nhiễm nấm histoplasma nặng

Những trường hợp nặng thường xuất hiện trên các đối tượng như trẻ sơ sinh hay người suy giảm miễn dịch. Tình trạng này còn gọi là nhiễm histoplasma lan tỏa. Khi đó, nấm histoplasma sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan của cơ thể, như miệng, gan, hệ thần kinh trung ương, da và tuyến thượng thận. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm histoplasma lan tỏa sẽ dẫn đến tử vong.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm sau khi tiếp xúc với các loài chim hay dơi. Đặc biệt, các đối tượng suy giảm miễn dịch cần đi khám sớm để được chăm sóc kịp thời.

>> Đọc thêm bài viết: Bệnh nhiễm nấm Aspergillus: Có nguy hiểm không?

3. Nguyên nhân bệnh nhiễm nấm histoplasma là gì?

Bệnh do nấm histoplasma là do nhiễm các bảo tử của nấm histoplasma capsulatum. Các bào từ này trôi lơ lửng trong không khí và nhiễm vào qua đường hô hấp.

Nấm histoplasma cũng phát triển trong đất ở những nơi màu mỡ, nhiều chất hữu cơ. Đặc biệt nếu có xuất hiện chất thải của chim và dơi. Nấm cũng thường có ở các lồng chim, lồng gà, các trang trại cũ, các hang động và công viên hoang dã.

Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?
Hang động chứa dơi là một trong những nguồn nhiễm nấm histoplasma

Nấm histoplasma không lây. Điều này có nghĩa nó không truyền từ người qua người. Nếu bạn đã từng nhiễm histoplasma, bạn có thể nhiễm lại lần nữa. Tuy nhiên, do đã có một phần miễn dịch từ lần trước, nếu bạn nhiễm nấm histoplasma lần hai thì khả năng bệnh sẽ nhẹ hơn.

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm nấm là?

Bạn càng hít nhiều bào tử nấm, khả năng bạn bị nhiễm và biểu hiện triệu chứng càng cao. Những đối tượng sau có khả năng nhiễm nấm nhiều nhất:

  • Nông dân.
  • Người làm nghề diệt côn trùng.
  • Chăn nuôi gia cầm.
  • Công nhân xây dựng.
  • Công nhân lợp mái.
  • Người làm vườn hay thiết kế vườn.
  • Nhà thám hiểm hang động.
  • Thợ phá hủy công trình.

Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?
Nông dân tiếp xúc với đất có khả năng nhiễm nấm

Những đối tượng có khả năng nhiễm histoplasma thể nặng

Những đối tượng như trẻ em dưới 2 tuổi hay người trên 55 tuổi có sức đề kháng kém hơn. Do đó, họ dễ có khả năng nhiễm nấm histoplasma lan tỏa hơn. Ngoài ra, những đối tượng sau cũng có khả năng mắc bệnh nặng khi nhiễm nấm:

  • Nhiễm HIV/AIDS.
  • Ung thư, sử dụng hóa trị.
  • Bệnh nhân phải sử dụng thuốc corticosteroid, ví dụ như prednisone.
  • Sử dụng ức chế yếu tố hoại tử u, thường được dùng trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Các thuốc chống thải ghép.

4. Nhiễm nấm histoplasma có thể gây ra biến chứng gì?

Nấm histoplasma có thể gây ra một số biến chứng rất nghiêm trọng. Ở trẻ sơ sinh và người bị suy giảm miễn dịch, một số biến chứng có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Dưới đây là là một số biến chứng có thể gặp do nhiễm nấm histoplasma.

  • Hội chứng nguy ngập hô hấp cấp. Nấm histoplasma có thể tấn công vào phổi và các phế nang. Nếu tình trạng tổn thương phổi nghiêm trọng, các phế nang có thể chứa đầy dịch. Khi đó, chúng không thể thực hiện chức năng hô hấp.
  • Các biến chứng tim mạch. Nhiễm nấm histoplasma có thể gây ra viêm màng ngoài tim. Đây là một màng mỏng bao bên ngoài trái tim. Khi bị viêm, màng bao này sẽ trở thành một khoang chứa dịch và ngăn cản khả năng bơm máu của tim.
  • Suy thượng thận. Nấm histoplasma làm tổn thương tuyến thượng thận. Các tuyến này có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone quan trọng để điều hòa hoạt động sống của cơ thể.
  • Viêm màng não. Ở một số trường hợp, nấm histoplasma có thể gây ra viêm màng não. Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm.

5. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm nấm histoplasma?

Khá khó khăn trong việc ngăn ngừa nhiễm các bào tử nấm. Vì các bào tử này nằm trong không khí và đất, đặc biệt ở những khu vực nông nghiệp, loại nấm này là khá thường gặp. Tuy nhiên, những gợi ý sau giúp giảm thiểu khả năng nhiễm nấm histoplasma:

  • Tránh phơi nhiễm. Các hoạt động như khám phá hang động hay nuôi chim có thể khiến bạn phơi nhiễm với bào tử nấm. Do đó, bạn nên lưu ý đến các hoạt động này.
  • Xịt khuẩn những bề mặt có thể bị phơi nhiễm. Trước khi bạn đào hay xử lý một vùng đất có thể bị nhiễm nấm, hãy ngâm rửa với nước trước. Điều này giúp các bào tử nấm ít phóng thích vào không khí hơn. Xịt khuẩn các chuồng gà, chim và trang trại trước khi tiếp xúc để giảm nguy cơ nhiễm nấm.
  • Đeo khẩu trang. Tùy thuộc vào mức độ và khả năng phơi nhiễm, bạn có thể lựa chọn một loại khẩu trang/mặt nạ để đeo. Điều này làm giảm khả năng tiếp xúc với bào tử nấm.
Bệnh do nấm histoplasma có nguy hiểm không?
Cần phun khử khuẩn các nông trại, dụng cụ để tránh phơi nhiễm

6. Chẩn đoán nhiễm nấm histoplasma như thế nào?

Việc chẩn đoán nhiễm nấm histoplasma có thể khá phức tạp. Chẩn đoán còn tùy thuộc vào vùng mà bạn biểu hiện nhiễm nấm. Đối với các trường hợp nhẹ hay không triệu chứng, có thể bạn không cần làm thêm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu thể bệnh nặng, bạn cần phải được làm xét nghiệm để được điều trị hiệu quả.

Một số mẫu thử mà bác sĩ có thể yêu cầu để làm xét nghiệm là:

  • Chất tiết đường hô hấp.
  • Mẫu máu hay mẫu nước tiểu.
  • Sinh thiết phổi.
  • Tủy xương.

7. Cách điều trị bệnh nhiễm nấm do histoplasma

Điều trị thường là không cần thiết nếu bạn chỉ nhiễm nấm thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm là nặng nề, hoặc bạn có bệnh lý mạn tính, hoặc khi bạn bị nhiễm nấm histoplasma lan tỏa, bạn cần phải được điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị thường sử dụng là thuốc kháng nấm. Bạn có thể được dùng một hoặc nhiều loại thuốc kháng nấm. Đối với thể bệnh nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3 tháng đến một năm.

Nấm histoplasma là một loại nấm khá thường gặp trong tự nhiên. Chúng thường được tìm thấy nhất trong chất thải của các loài chim, gia cầm và dơi. Bệnh nhiễm nấm histoplasma hầu hết là nhẹ hoặc không triệu chứng. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể xuất hiện thể bệnh nặng, nguy hiểm tính mạng. Hãy đi khám bác sĩ ngay khi bạn có các biểu hiện, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loài chim, dơi. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất có ích đấy.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang