Bệnh cứng lưỡi ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Bệnh cứng lưỡi là tình trạng dây thắng lưỡi dính vào sàn miệng. Điều này khiến cho lưỡi không hoạt động tự do trong khoang miệng. Trẻ em mắc tật cứng lưỡi sẽ bị gặp khó khăn nhai, nuốt, thè lưỡi hay bú mẹ. Bệnh có thể được giải quyết bằng phương pháp phẫu thuật đơn giản. Sau đây, Youmed sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về tật cứng lưỡi.

1. Tổng quan về bệnh cứng lưỡi

Cứng lưỡi (ankyloglossia) xuất hiện khi mới sinh làm hạn chế phạm vi chuyển động của lưỡi. Khi mắc chứng cứng lưỡi, một dải mô ngắn được gọi là dây thắng lưỡi, dày lên quấn chặt phần dưới của đầu lưỡi với sàn miệng. Do đó có thể cản trở việc bú sữa của trẻ nhỏ. Một người mắc chứng cứng lưỡi có thể gặp khó khăn khi thè lưỡi của mình. Cứng lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến cách trẻ ăn, nói và nuốt.

Đôi khi bệnh cứng lưỡi có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng trong một số trường hợp yêu cầu một phẫu thuật đơn giản để giải quyết tật cứng lưỡi.

2. Các triệu chứng của bệnh cứng lưỡi

Bệnh cứng lưỡi ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Hình ảnh bệnh cứng lưỡi ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cứng lưỡi bao gồm:

  • Khó nâng lưỡi lên răng trên hoặc di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia
  • Khó thè lưỡi qua răng cửa dưới
  • Lưỡi xuất hiện khía hoặc hình trái tim khi thè ra

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bé có dấu hiệu cứng lưỡi khiến bé khó bú mẹ. Một nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ cho rằng phát âm của trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi tật cứng lưỡi. Các trẻ lớn thì gặp các vấn đề trở ngại trong việc ăn, nói hoặc tiếp cận các răng sau.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh cứng lưỡi

Thông thường, thắng lưỡi thường tách ra trước khi sinh, cho phép lưỡi hoạt động tự do trong khoang miệng. Với bệnh cứng lưỡi, thắng lưỡi vẫn được gắn vào đáy lưỡi. Nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền. Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh. Nhưng chứng cứng lưỡi thì phổ biến ở trẻ em trai hơn trẻ gái.

3. Các biến chứng

Cứng lưỡi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ cũng như cách trẻ ăn, nói và nuốt.

Các vấn đề cho con bú. Bú sữa mẹ yêu cầu trẻ phải giữ lưỡi của mình trên nướu dưới trong khi bú. Nếu không thể di chuyển lưỡi hoặc giữ nó ở đúng vị trí, trẻ có thể nhai thay vì ngậm núm vú. Điều này có thể gây đau núm vú đáng kể và cản trở khả năng bú sữa mẹ của trẻ. Cuối cùng, việc cho con bú kém có thể dẫn đến không đủ dinh dưỡng và không phát triển tốt.

Khó khăn về lời nói. Chứng cứng lưỡi có thể cản trở khả năng phát âm nhất định – chẳng hạn như “t,” “d,” “z,” “s,” “th,” “r” và “l.”

Vệ sinh răng miệng kém. Đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn, cứng lưỡi có thể gây khó khăn cho việc quét các mảnh vụn thức ăn trên răng. Điều này có thể gây sâu răng và viêm nướu.

Cứng lưỡi cản trở các hoạt động như liếm que kem, liếm môi, hôn hoặc chơi nhạc cụ hơi.

Xem thêm: Cách vệ sinh răng miệng đúng cách

4. Chẩn đoán bệnh cứng lưỡi

Bệnh cứng lưỡi ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Chẩn đoán bệnh cứng lưỡi

Cứng lưỡi thường được chẩn đoán khi khám sức khỏe. Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sử dụng một công cụ kiểm tra để đánh giá các khía cạnh khác nhau về hình dáng và khả năng cử động của lưỡi.

5. Điều trị bệnh cứng lưỡi

Phương pháp điều trị cứng lưỡi còn nhiều tranh cãi. Một số bác sĩ và chuyên gia khuyên bạn nên khắc phục ngay cả trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện.

Thắng lưỡi có thể lỏng ra theo thời gian, giải quyết được tình trạng cứng lưỡi. Trong các trường hợp khác, cứng lưỡi vẫn tồn tại mà không gây ra vấn đề gì. Việc tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia tư vấn về cho con bú có thể hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và liệu pháp ngôn ngữ với nhà bệnh lý ngôn ngữ nói có thể giúp cải thiện âm thanh giọng nói.

Điều trị cứng lưỡi bằng phẫu thuật có thể cần thiết cho trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc người lớn nếu nó ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm giải phóng thắng lưỡi hoặc tạo hình thắng lưỡi.

Phẫu thuật giải phóng thắng lưỡi

Đây là một thủ thuật đơn giản có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám.

Bác sĩ kiểm tra dây thắng lưỡi. Sau đó sử dụng kéo vô trùng để cắt phần thắng lưỡi thừa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và ít gây khó chịu vì có ít đầu dây thần kinh hoặc mạch máu trong dây thắng lưỡi.

Thông thường thủ thuật này ít gây chảy máu. Sau thủ thuật, trẻ có thể bú mẹ ngay lập tức.

Các biến chứng thì hiếm gặp: bao gồm chảy máu hoặc nhiễm trùng, hoặc tổn thương lưỡi hoặc tuyến nước bọt. Nó cũng có thể để lại sẹo.

Phẫu thuật tạo hình thắng lưỡi

Trong trường hợp dây thắng lưỡi quá dày, khó giải quyết với phẫu thuật giải phóng thắng lưỡi. Bạn có thể cần tới thủ thuật tạo hình thắng lưỡi. Phẫu thuật tạo hình được thực hiện khi gây mê toàn thân. Sau khi thực hiện thủ thuật, vết thương thường được đóng lại bằng chỉ khâu tự tiêu.

Các biến chứng có thể xảy ra của phẫu thuật tạo hình thắng lưỡi như phẫu thuật giải phóng thắng lưỡi và rất hiếm chảy máu hoặc nhiễm trùng, hoặc tổn thương lưỡi hoặc tuyến nước bọt. Có thể để lại sẹo do tính chất rộng rãi hơn của thủ thuật, cũng như phản ứng với thuốc mê.

Sau khi tạo hình thắng lưỡi, các bài tập lưỡi có thể được khuyến khích để tăng cường chuyển động của lưỡi và giảm nguy cơ sẹo.

Bệnh cứng lưỡi thường gây khó khăn cho trẻ khi bú, nuốt, thâm chí ảnh hưởng tới phát âm của trẻ. Trong một số trường hợp, cần tiến hành phẫu thut để cải thiện triệu chứng bệnh. Trên đây YouMed đã cung cấp các thông tin về bệnh cứng lưỡi. Các thông tin mang tính chất tham khảo, nếu nghi ngờ con em mình có triệu chứng tương tự hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ càng.

Bác sĩ: Nguyễn Văn Huấn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang