Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?

Bệnh Basedow là một dạng cường giáp khá phổ biến. Tuy nhiên có lẽ nhiều người dân còn khá xa lạ với thuật ngữ này. Vậy bản chất của căn bệnh này là gì? Bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Cách thức cụ thể ra sao? Cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua những thông tin mà Youmed chia sẻ trong bài viết sau nhé!

Tổng quan về bệnh Basedow

Trước khi trả lời câu hỏi “Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?”, hãy cùng tìm hiểu sơ qua căn bệnh này.

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves hay bệnh Parry. Đây là một trong các dạng cường giáp thường gặp. Nghĩa là bướu giáp có kèm theo tăng chức năng nội tiết (hormone) tuyến giáp.

Nguyên nhân

Hormone tuyến giáp bình thường được sản xuất khi nhận được lệnh kích thích từ tuyến yên. Tuyến yên như một trạm điều khiển cấp cao trong cơ thể. Nó giải phóng hormone TSH nhằm ra lệnh sản xuất hormone giáp. Trên cơ thể khỏe mạnh, quá trình này diễn ra vừa phải giúp kiểm soát nồng độ và chức năng tuyến giáp.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh Basedow là sự trục trặc của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Vậy nên đây còn được gọi là bệnh cường giáp tự miễn.

Bình thường hệ thống này làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ có khả năng gây hại. Nó hoạt động bằng cách tạo ra các kháng thể chống trả lại những tác nhân lạ mặt. Thường là virus, vi khuẩn hay các tế bào lạ khác.

Trong Basedow, hệ thống miễn dịch tự tạo ra một kháng thể tương tự như TSH. Vì vậy tuyến giáp nhận được nhiều kích thích hơn. Hormone giáp sản xuất ra nhiều quá mức.. Từ đó mà gây nên các triệu chứng cường giáp.

Hiện nay y khoa vẫn chưa lý giải được quá trình tạo kháng thể sai lầm này của hệ thống miễn dịch bệnh nhân Basedow.

Triệu chứng

Các hormone do tuyến giáp tiết ra sẽ kiểm soát sự trao đổi chất. Cụ thể hơn là  tốc độ cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Sự trao đổi chất có liên quan trực tiếp đến lượng hormone lưu thông trong máu. Khi hormone giáp quá nhiều, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ diễn ra quá mức. Từ đó gây nên các triệu chứng sau:

  • Nóng nảy, dễ lo lắng, dễ cáu kỉnh.
  • Bàn tay, ngón tay run nhẹ.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ. Một số người cảm giác “sợ nóng”, tắm rất nhiều lần. Tăng tiết mồ hôi hoặc da ẩm, ấm
  • Sút cân không thể kiểm soát dù không kiêng khem.
  • Bướu cổ.
  • Lồi mắt.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?
Một số triệu chứng của bệnh Basedow

  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn tình dục.
  • Tiểu nhiều.
  • Mệt mỏi.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực).
  • Ngoài ra có thể gặp biểu hiện da như dày, đỏ lên. Thường ở ống chân hoặc mặt trên bàn chân .

Bệnh Basedow có thể chữa khỏi được không?

Bệnh Basedow có thể được chữa khỏi được không? Thực ra bệnh Basedow có thể chữa khỏi được hay không phụ thuộc vào định nghĩa “chữa khỏi”.

Trên thực tế, điều chỉnh nồng độ hormone giáp sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt. Đưa bệnh nhân về trạng thái “bình giáp” giúp bệnh nhân sinh hoạt và làm việc như bình thường. Và đây là điều mà y học hiện tại hoàn toàn có thể làm được. Gần như hầu hết bệnh nhân sẽ đạt “bình giáp” với phẫu thuật và dùng thuốc.

Tuy nhiên việc dùng thuốc cần được duy trì suốt đời. Nếu không tình trạng cường giáp sẽ lại tái phát. Bệnh Basedow rất dễ tái phát nếu không tuân thủ điều trị.

Nếu “chữa khỏi” nghĩa là loại bỏ hoàn toàn tự kháng thể bất thường lưu hành trong máu thì còn rất nhiều khó khăn. Theo đó, tỷ lệ thuyên giảm trung bình sau một đợt điều trị với thuốc kháng giáp tổng hợp là khoảng 50% .

Hầu hết các trường hợp tái phát xảy ra trong vòng 4 năm sau khi ngừng thuốc kháng giáp. Qua 4 năm vẫn có một phần các trường hợp có tái phát muộn. Tỷ lệ thuyên giảm sau 10 năm từ 30-40%. Biến chứng suy giáp do điều trị thuốc kháng giáp từ 10% đến 15% trong 15 năm sau điều trị.

Vì vậy việc tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ thực sự rất quan trọng. Tái khám định kỳ sẽ giúp phát hiện biến chứng nếu có để điều chỉnh thuốc.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?
Giải đáp thắc mắc bệnh Basedow có chữa khỏi được không

Chẩn đoán bệnh Basedow

Vậy là chúng ta đã trả lời được câu hỏi “Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?”. Vậy làm sao chẩn đoán căn bệnh này?

Việc chẩn đoán sẽ kết hợp cả hỏi bệnh, thăm khám và kết quả xét nghiệm. Trong đó hỏi bệnh và thăm khám cực kỳ quan trọng. Các triệu chứng và diễn tiến của nó sẽ giúp bác sĩ nhận diện và chỉ định xét nghiệm cụ thể trên từng bệnh nhân. Các xét nghiệm thường được cân nhắc bao gồm:

  • Công thức máu hay còn là tổng phân tích tế bào máu.
  • Siêu âm tuyến giáp.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không?
Siêu âm tuyến giáp hỗ trợ chẩn đoán cường giáp Basedow

  • Thử nghiệm hấp thụ iod phóng xạ.
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
  • Xét nghiệm globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (TSI).
  • Kết quả tổng hợp của những điều này hỗ trợ xác định các dạng rối loạn chức năng giáp nói chung. Trong đó bao gồm cả bệnh Basedow.

Những phương pháp điều trị bệnh Basedow

Hiện nay có 3 phương thức điều trị căn bệnh này:

Thuốc kháng giáp tổng hợp

Thuốc kháng giáp tổng hợp ức chế quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ trên gan và trên thai kỳ. Vì vậy, mọi chỉ định lựa chọn thuốc và liều lượng đều phải được bác sĩ kê đơn. Không nên tự ý dùng.

Ngoài ra thuốc ức chế thụ thể beta có thể được lựa chọn để làm giảm triệu chứng tim mạch.

Liệu pháp iod phóng xạ (RAI)

Liệu pháp iốt phóng xạ là một trong những phương pháp điều trị bệnh Graves phổ biến nhất. Phương pháp điều trị này đòi hỏi bạn phải dùng các liều iốt phóng xạ-131.

Biện pháp này nhằm mục đích hủy các tế bào giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp co nhỏ và giảm sản xuất hormone.

Tuy nhiên, biện pháp này không được dùng trên phụ nữ có thai và cho con bú. Khi bệnh nhân có biến chứng mắt nặng nề cũng hạn chế áp dụng.

Phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật chỉ áp dụng khi không thể dùng các lựa chọn điều trị khác. Các trường hợp thường gặp là:

  • Thất bại điều trị với thuốc kháng giáp và phóng xạ iod.
  • Nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Mặc dù ung thư tuyến giáp kết hợp với bệnh Basedow là rất hiếm.
  • Phụ nữ có thai, không thể dùng thuốc kháng giáp  và phóng xạ. Tuy nhiên phẫu thuật sớm trước tam cá nguyệt thứ hai vẫn có nguy cơ đối với thai nhi. Vì vậy thời điểm phải do bác sĩ chỉ định.
  • Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân cần điều trị bổ sung hormone giáp suốt đời.

Bệnh Basedow có chữa khỏi được không? Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc của Youmed tìm ra câu trả lời. Bệnh nhân Basedow hoàn toàn có thể lấy lại được sức khỏe của mình. Điều quan trọng là tuân thủ điều trị hoàn toàn và tái khám định kỳ đầy đủ.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu