Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Basedow là bệnh lý gây cường giáp rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Đặc biệt trong thai kỳ, Basedow gây nhiều nguy cơ cho sản phụ và em bé. Cùng tìm hiểu để nắm rõ bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không? Nếu có mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào?

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh Basedow

Trước khi tìm hiểu bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế của bệnh Basedow là gì.

Basedow là bệnh tự miễn bắt nguồn từ phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch gây Basedow. Một số đối tượng nguy cơ này là:

  • Thai kỳ và giai đoạn hậu sản.
  • Bổ sung quá nhiều I-ốt qua thức ăn.
  • Chất Lithium ( thường có trong thuốc thần kinh) có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch cơ thể.
  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Một số loại virus và vi khuẩn có thể làm kích hoạt đáp ứng miễn dịch cơ thể.
  • Điều trị corticoid không đúng cách. Corticoid là thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng không đúng liều, thời gian hoặc ngưng điều trị cũng có thể gây đáp ứng miễn dịch.
  • Cơ thể và tinh thần cũng có thể gây rối loạn miễn dịch cơ thể.

Thai kỳ vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh Basedow. Vì thế bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không? Thì câu trả lời là bản thân Basedow gây ảnh hưởng xấu đến sinh sản.

Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Basedow tăng nhiều nguy cơ trong thai kỳ

Triệu chứng và biến chứng của bệnh Basedow

Triệu chứng cơ năng

  • Sụt cân nhanh. Đây là biểu hiện thường gặp nhất. Bệnh nhân mất nhiều cân nặng với tốc độ nhanh mặc dù vẫn ăn ngon.
  • Rối loạn tinh thần: Dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, khó tập trung và mệt mỏi nhưng khó ngủ.
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt. Có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng. Có triệu chứng hay khát và uống nước nhiều.
  • Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có cảm giác tức ngực, khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa, có thể kèm buồn nôn, nôn hay đau bụng

Triệu chứng thực thể

  • Tim mạch: Tim đập nhanh thường xuyên, huyết áp tăng, mạch đập mạnh. Ở những người có bệnh tim trước đó có thể xuất hiện triệu chứng suy tim.
  • Triệu chứng thần kinh- cơ: Run đầu chi, tăng lên khi xúc động hay gắng sức. Yếu cơ tứ chi, đặc biệt là các cơ ở gốc chi. Người bệnh đi lại nhanh mỏi, bước lên bậc thang khó khăn.
  • Bướu giáp lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt.
  • Lồi mắt: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
  • Phù niêm trước xương chày, tổn thương xương. Dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra.
Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Các biểu hiện của Basedow trong thai kỳ cần chú ý

Biến chứng của bệnh Basedow

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, Basedow có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

Biến chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh thường xuyên ở bệnh nhân cường giáp có thể gây khởi phát vào các rối loạn nhịp nguy hiểm. Thường gặp nhất là rung nhĩ. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy tim do cường giáp.

Cơn bão giáp: Đây là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tính mạng.  Tình trạng hormone tăng quá cao làm triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề.

Lồi mắt ác tính: Thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng. Lồi mắt hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thực tế, bệnh Basedow ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và sự phát triển bình thường của thai nhi cụ thể như sau:

Trẻ sinh ra khi mẹ mắc bệnh Basedow sẽ có nguy cơ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân bắt nguồn từ kháng thể kích thích tuyến giáp có thể truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến tuyến giáp trẻ sơ sinh. Cường giáp ở trẻ sơ sinh làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời. Nên tầm soát và kiểm tra kĩ sức khỏe thai nhi trước khi sinh để có kế hoạch xử lý tiếp theo.

Trước khi sinh, tim thai nhanh, siêu âm xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai chậm tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Việc điều trị cường giáp ngay trong thai kỳ phụ thuộc nhiều yếu tố và phải tuân theo chặt chẽ y lệnh của bác sĩ. Sau khi sinh, cường giáp có thể được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm máu.

Về mặt sản phụ, bệnh Basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc nặng hơn ở người đã bị mắc trước đó. Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không thì câu trả lời là có. Bệnh  làm tăng nguy cơ sinh non và xuất hiện tiền sản giật ở thai phụ.

Ngoài ra, sản phụ sẽ có nguy cơ phát triển suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Thai kỳ làm các triệu chứng tim mạch nặng hơn gây tăng áp lực lên hệ tuần hoàn của mẹ.

Bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tìm hiểu bệnh Basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không và gây ảnh hưởng như thế nào?

Những cách phòng ngừa bệnh Basedow

Tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng chúng ta có thể nâng cao khả năng phòng bệnh. Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể giúp phòng ngừa Basedow góp phần giảm ảnh hưởng của Basedow trong sinh sản . Một số phương pháp như sau:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều I-ốt,
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm stress.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích.
  • Luyện tập thể dục thể thao.
  • Điều trị tốt các bệnh lý nội khoa nền.

Như vậy, Basedow là bệnh lý tuyến giáp gây nhiều nguy cơ trong thai kỳ. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng cho cả sản phụ và trẻ sơ sinh. Việc chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị lâu dài đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ của Basedow trong thai kỳ.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu