Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ

Từ trước đến nay, rất nhiều người lầm tưởng rằng bệnh Alzheimer chỉ xảy ra đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh Alzheimer cũng có thể có ở những người trẻ tuổi và cần phải quan tâm nhiều hơn. Vậy vì sao người trẻ tuổi lại mắc bệnh Alzheimer? Và liệu rằng người trẻ tuổi mắc bệnh lý này có thể điều trị khỏi được không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là gì?

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý gây sa sút trí tuệ phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Nó thường tiến triển nặng đến mức có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật của người bệnh theo mức độ từ trung bình đến nặng. Bệnh Alzheimer thường ảnh hưởng đến những người cao tuổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 hoặc 40.1 2 3

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ
Thực tế, người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là một dạng sa sút trí tuệ không phổ biến. Đây là một bệnh lý ảnh hưởng đến những đối tượng dưới 65 tuổi. Những người dưới 65 tuổi mắc bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ trung bình từ 5% đến 6%. Phần lớn những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn trẻ đều xuất hiện các triệu chứng trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.2

Tại sao người trẻ tuổi lại mắc bệnh Alzheimer?

Đa số bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi thường không thể xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh Alzheimer khởi phát dưới 65 tuổi được gọi là bệnh Alzheimer gia đình. Rất nhiều khả năng họ có ông bà hoặc cha mẹ cũng mắc bệnh Alzheimer ở ​​độ tuổi trẻ hơn so với dân số chung.

Bệnh Alzheimer ở những người trẻ tuổi khởi phát trong gia đình có liên quan đến ba gen. Đó chính là các gen: PSEN 1, PSEN 2 và APP. Những gen này khác với gen APOE có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Nhóm ba gen này xuất hiện dưới 1% trong tổng số người bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, chúng hiện diện ở khoảng 11% số người trẻ tuổi mắc bệnh Alzheimer. Nếu một người có một đột biến di truyền ở một trong ba gen đó, người đó có thể mắc Alzheimer trước 65 tuổi.2 4

Xem thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ có gì khác so với người lớn tuổi?

Dấu hiệu bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi

Một người rất có khả năng mắc bệnh Alzheimer khởi phát sớm nếu người đó gặp phải bất kỳ các dấu hiệu nào dưới đây:1 3

Suy giảm trí nhớ

Trí nhớ của một người có dấu hiệu suy giảm hơn so với bình thường. Tình trạng quên các ngày hoặc những sự kiện quan trọng có thể xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh. Nếu các câu hỏi lặp đi lặp lại và cần được nhắc nhở thường xuyên, người đó nên đi khám bệnh.

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện điển hình ở người bị mắc bệnh Alzheimer

Khó khăn trong việc lập kế hoạch và giải quyết vấn đề

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi có thể diễn biến rõ ràng hơn nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch. Cũng như bị cản trở nhất định trong khả năng giải quyết các vấn đề. Lúc này, việc tính toán cũng có thể trở nên khó khăn. Dấu hiệu này biểu hiện rõ khi người bệnh tính nhầm. Hoặc sai sót trong việc thống kê sổ sách, hóa đơn,…

Khó khăn trong khả năng hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc

Nhiều trường hợp suy giảm sự tập trung khi bị mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm. Các công việc thường ngày đòi hỏi sự tập trung cũng có thể làm cho người bệnh tốn nhiều thời gian. Khả năng lái xe an toàn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Nếu một người dễ bị lạc khi lái xe trên đường thì đây rất có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer giai đoạn trẻ tuổi.

Khó khăn trong khả năng xác định thời gian, nơi chốn

Xác định nhầm ngày tháng hoặc nơi chốn cũng có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi. Việc lập kế hoạch cho các việc sắp làm trong tương lai có thể bị cản trở ở một mức độ nhất định. Khi các triệu chứng trở nặng, người bệnh sẽ không nhớ họ đang ở đâu, vì sao họ lại đến đó. Hoặc người bệnh không biết họ đến đó bằng cách nào, từ khi nào.

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ
Người mắc bệnh Alzheimer sẽ gặp khó khăn ngay cả khi làm những việc quen thuộc

Suy giảm thị lực

Những sự suy giảm về thị lực cũng có thể xuất hiện. Biểu hiện bằng triệu chứng khó đọc. Người bệnh có thể bắt đầu gặp khó khăn trong việc ước lượng khoảng cách và xác định màu sắc khi di chuyển trên đường.

Thường xuyên đặt nhầm đồ vật

Người bệnh sẽ dần dần đặt đồ vật ở những nơi không thích hợp. Đồng thời gặp khó khăn khi tìm kiếm các đồ vật bị thất lạc. Điều này có thể khiến người bệnh nghĩ rằng đồ vật ấy bị trộm cắp.

Khó khăn trong khả năng tìm đúng từ ngữ

Dấu hiệu này biểu hiện bằng việc người bệnh gặp khó khăn trong các cuộc trò chuyện. Những cuộc nói chuyện rất dễ bị tạm dừng bởi vì người bệnh khó tìm ra được từ ngữ diễn đạt. Người bệnh rất thường gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ phù hợp cho các ý nghĩ cụ thể nào đó.

Khó khăn trong việc đưa ra quyết định

Triệu chứng này có thể làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đưa ra những quyết định một cách dứt khoát. Người bệnh sẽ phân vân, do dự, dẫn đến tốn thời gian cho việc giải quyết một vấn đề.

Những thay đổi về tính cách và tâm trạng

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi có thể biểu hiện bằng dấu hiệu thay đổi tâm trạng và tính cách. Những sự thay đổi ấy thường diễn ra theo xu hướng tiêu cực. Chẳng hạn như: Cáu gắt, bực bội, buồn bã, lo âu, phiền muộn,…

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ
Thay đổi tính cách cũng là một triệu chứng của bệnh Alzheimer

Rút lui dần khỏi các hoạt động tập thể và xã hội

Khi các dấu hiệu của bệnh biểu hiện rõ nét, người bệnh sẽ trở nên ngày càng thu mình khỏi các hoạt động xã hội. Họ thường gặp khó khăn hoặc không muốn thực hiện các dự án, các sở thích trước đây. Đây là một triệu chứng làm chúng ta dễ nhầm lẫn bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi với bệnh trầm cảm.

Xem thêm: Yếu tố cảm xúc người bệnh Alzheimer: Lời khuyên cho người chăm sóc

Phương pháp chẩn đoán bệnh Alhzeimer

Để chẩn đoán bệnh Alzheimer, các bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng. Trong không ít các trường hợp, một vài cận lâm sàng sẽ được chỉ định để hỗ trợ cho chẩn đoán xác định bệnh.2 3 5

Triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ sẽ khám bệnh và hỏi bệnh sử của người bệnh. Các bác sĩ sẽ muốn biết:

  • Những khó khăn của người bệnh đối với các công việc thường ngày.
  • Khả năng ghi nhớ, đọc, hiểu, lên kế hoạch của người bệnh.
  • Các bệnh lý mạn tính mà người bệnh đã và đang mắc phải.
  • Thuốc người bệnh đang sử dụng.
  • Trạng thái tâm thần của người bệnh. Bao gồm các bệnh lý tâm thần như: Trầm cảm, lo âu, mất ngủ,…
  • Tiền sử gia đình về bệnh Alzheimer.

Cận lâm sàng

Một vài xét nghiệm hình ảnh học về não có thể được chỉ định. Sự vắng mặt hay có mặt của beta amyloid và Apo E trong máu giúp hỗ trợ xác định bệnh. Chỉ định chụp CT Scan não, chụp MRI não hoặc PET có thể phát hiện ra các mảng trong não có nguy cơ gây ra bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi: Không nên xem nhẹ
Chụp CT-Scan, MRI sọ não, hoặc PET có thể giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer chính xác hơn

Bệnh Alzheimer ở người trẻ có điều trị được không?

Bệnh Alzheimer ở người trẻ tương tự như bệnh Alzheimer nói chung. Đây là một bệnh lý mạn tính và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Những loại thuốc dùng để điều trị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi cũng có thể được chỉ định ở người trẻ tuổi.3

Những loại thuốc đó bao gồm:3

  • Nhóm thuốc ức chế Acetylcholinesterase: Dopenezil, Galantamine, Rivastigmin.
  • Chất ức chế NMDA: Memantine.

Ngoài ra, một số biện pháp có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người trẻ bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, hạn chế thức khuya.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia và các thức uống có cồn.
  • Tăng cường thực phẩm giàu dưỡng chất như đạm, sắt, chất khoáng vi lượng,…
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
  • Không hút thuốc lá.

Nhìn chung, bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi là một bệnh lý hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, giới trẻ không nên chủ quan với bệnh lý này. Việc duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ góp phần giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer giai đoạn sớm cũng như lúc về già.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ngâm chân cho bà bầu: 4 cách làm nước ngâm chân và lưu ý cần nhớ
Theo các chuyên gia, việc ngâm chân cho bà bầu với nước ấm và một số thảo dược vào mỗi tối có thể giúp đôi chân được thư giãn, giảm phù và tăng cường
Hình ảnh tin tức Cường giáp kiêng ăn gì? Thận trọng với 7 thực phẩm thường gặp
Cường giáp là bệnh thường gặp ở phụ nữ với nhiều biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, loãng xương, suy tim sung huyết, đột quỵ… Do đó, điều quan
Hình ảnh tin tức Hé lộ 4 dấu hiệu nhận biết phụ nữ lâu ngày không quan hệ
Đối với phụ nữ, quan hệ tình dục không chỉ mang đến những cảm xúc thăng hoa mà còn tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng,
Hình ảnh tin tức Thuốc huyết áp uống ngày 2 lần được không?
Huyết áp cao là bệnh mạn tính cần phải điều trị suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính
Hình ảnh tin tức Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục? Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành bước bắt buộc phải có trong chế độ chăm sóc hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều “sự cố” khi bôi kem chống