Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiều trẻ em có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi kèm tay chân lạnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trẻ sơ sinh hay bị đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể do thân nhiệt của trẻ chưa ổn định. Trường hợp trẻ trên 3 tháng tuổi vẫn còn bị lạnh tay chân thì có thể trẻ bị thiếu canxi. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh và biện pháp khắc phục hiệu quả, hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết sau.

Đổ mồ hôi tay chân lạnh là gì?

Ra mồ hôi lạnh là hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lại lạnh. Việc đổ mồ hôi là bình thường nếu nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc khi bé hoạt động thể chất. Đây là những điều kiện khiến cơ thể bài tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt.

Khi bé đổ mồ hôi tay chân lạnh, cha mẹ cần chú ý thêm đến các triệu chứng khác của trẻ. Vì những triệu chứng đi kèm có thể gợi ý nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi lạnh ở trẻ.

Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Đổ mồ hôi tay chân lạnh là hiện tượng bé vã mồ hôi trong khi tay chân lại lạnh

Nguyên nhân bé đổ mồ hôi tay chân lạnh

Bé đổ mồ hôi mà tay chân vẫn lạnh có thể do một số nguyên nhân sau:

Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn toàn hoàn chỉnh. Do đó, hoạt động điều tiết mồ hôi của hệ thần kinh chưa ổn định. Chính vì vậy tay chân bé có thể lạnh trong khi bé ra nhiều mồ hôi.

Chứng ra mồ hôi lạnh này có thể hết khi trẻ lớn hơn. Hoặc có thể trẻ vẫn sẽ bị ra mồ hôi lạnh đến tuổi trưởng thành. Khi đó, cha mẹ nên cân nhắc điều trị cho trẻ nếu tình trạng đổ mồ hôi gây bất tiện đến cuộc sống của trẻ.

Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu

Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể do bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chẳng hạn như tình trạng thiếu canxi. Thiếu canxi có thể khiến trẻ có nguy cơ cao bị còi xương và chậm phát triển chiều cao.

Ngoài biểu hiện đổ mồ hôi, trẻ thiếu canxi có thể có thêm một số biểu hiện khác. Chẳng hạn như:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là ban đêm.
  • Trẻ hay giật mình, ngủ không ngon.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao.
  • Biếng ăn, chán ăn, hay nấc cụt, óc sữa.

Bé bị thiếu các dưỡng chất cũng thường đổ mồ hôi nhiều ở các vùng khác trên cơ thể. Ví dụ như vùng trán, vùng gáy. Hiện tượng này xảy ra kể cả khi trời lạnh và đặc biệt là trong lúc ngủ.

Bé đổ mồ hôi tay chân do bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch.

Nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, ngoài đổ mồ hôi trẻ còn có các biểu hiện sau:

  • Khó thở, thở nhanh.
  • Bú ít, bú ngắt quãng, cữ bú kéo dài.
  • Ho thường xuyên, thở khò khè.
  • Chậm phát triển thể chất, người xanh xao.
  • Môi, đầu ngón tay, chân chuyển sang tím khi trẻ khóc.

Cường giáp ở trẻ em

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân bé đổ mồ hôi tay chân lạnh. Ngoài triệu chứng vã mồ hôi, tay chân lạnh, bé bị cường giáp còn có các triệu chứng khác như:

  • Khả năng tập trung của trẻ kém.
  • Trẻ sụt cân, chậm lớn.
  • Bé có thể dễ khóc, dễ bị kích thích, ngủ không ngon giấc.
  • Đôi khi có sụp mí mắt trên và ít chớp mắt.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay chân lạnh ở trẻ

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển của xương. Chúng còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách:

  • Cho trẻ ăn uống đa dạng, chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm. Cha mẹ cần lưu ý là chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh nắng. Tránh để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bổ sung vitamin D dạng nhỏ giọt. Với cách này cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh bằng cách bổ sung vitamin cho trẻ

Tăng cường canxi để giảm tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đối với bé trong giai đoạn này. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa protein, carbohydrate, canxi và axit amin. Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như:

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai.
  • Các loại hải sản như cá, tôm,…
  • Trái cây: táo, chuối…
  • Hạnh nhân.
  • Một số loại đậu: đậu lăng.
  • Các loại rau: rau dền, rau xanh lá.

Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng viên uống canxi. Nhưng mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tăng cường canxi để khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh

Một số cách khắc phục cho bé đổ mồ hôi tay chân khác

  • Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải và hạn chế cửa sổ để tránh gió lùa vào.
  • Không nên quấn trẻ quá kỹ trong chăn, tã lót. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thấm hút mồ hôi.
  • Giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon và hạn chế đổ mồ hôi.
  • Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ. Vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đối với hầu hết các trường hợp, hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh là không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu đáng lo ngại khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay để được điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu đáng lo ngại là:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh, có triệu chứng của viêm phổi.
  • Chậm phát triển thể chất, người xanh xao.
  • Sụt cân, biếng ăn, chán ăn.
  • Thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh. Nếu khắc phục tại nhà không giảm đổ mồ hôi, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu đáng ngại. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại