Bé đổ mồ hôi tay chân có đáng lo ngại và câu trả lời từ bác sĩ

Trẻ có thể bị đổ mồ hôi tay chân ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy không nguy hiểm tính mạng của trẻ nhưng khiến trẻ khó chịu. Vậy tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân là do đâu? Biểu hiện và cách khắc phục bệnh như thế nào? Bạn hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân bé đổ mồ hôi tay chân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé đổ mồ hôi tay chân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.

Bé mặc quá nhiều quần áo

Phụ huynh thường hay lo lắng bé không đủ ấm nên mặc rất nhiều quần áo cho trẻ. Điều này khiến trẻ bị đổ mồ hôi tay chân và cả toàn cơ thể.

Bé đổ mồ hôi tay chân có đáng lo ngại và câu trả lời từ bác sĩ

Nếu con bạn đổ mồ hôi do mặc quá nhiều quần áo bạn nên cân nhắc lại cách mặc đồ cho trẻ. Vào những ngày thời tiết nóng, ba mẹ chỉ cần cho trẻ mặc những quần ảo mỏng nhẹ, thông thoáng. Hoặc trong những ngày đông lạnh, bạn có thể mặc nhiều quần áo cho trẻ. Nhưng nên mặc thành nhiều lớp áo mỏng, mang găng tay và tất để giữ ấm cơ thể trẻ.

Di truyền

Gen cũng đóng một vai trò trong việc cơ thể bé bị đổ mồ hôi tay chân. Ở người lớn cũng vậy, tình trạng đổ mồ hôi có xu hướng thường gặp ở những người trong gia đình có người mắc tình trạng tương tự.

Do đó, nếu trong gia đình có người bị đổ mồ hôi tay chân nhiều, và bạn nhận thấy trẻ sơ sinh đổ mồ hôi tay chân thì rất có thể nguyên nhân là do di truyền.

Bé đổ mồ hôi tay chân có đáng lo ngại và câu trả lời từ bác sĩ
Đổ mồ hôi tay chân ở trẻ em hoàn toàn có thể do di truyền

Hệ thần kinh chưa trưởng thành

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh. Hệ thần kinh có thể phải cần một thời gian trước khi chúng có thể kiểm soát nhiệt độ hoàn toàn.

Nhiều trẻ có thể giữ được thăng bằng khi chúng di chuyển vào khoảng 9 tháng tuổi. Những trẻ này có sự phát triển nhanh có thể điều hòa thân nhiệt tốt hơn các trẻ khác.

Tình trạng bệnh lý

Có một số tình trạng bệnh lý liên quan đến đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu con bạn không phát triển, có dấu hiệu nhẹ cân hoặc không hoạt động nhiều thì nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa.

Một tình trạng bệnh lý phổ biến trong số này là chứng hyperhidrosis. Nếu bạn chắc chắn rằng tay chân trẻ đổ mồ hôi không phải do nhiệt độ, thời tiết thì nên tham vấn bác sĩ nhi khoa.

Hyperhidrosis có thể được điều trị khi trẻ đủ lớn. Nhưng điều quan trọng là phải loại trừ các vấn đề cơ bản nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh tim.

Một tình trạng bệnh lý khác cũng có thể gây đổ mồ hôi. Nhưng tình trạng này ở trẻ không phổ biến lắm. Đó là bệnh cường giáp (bệnh Graves). Đây là bệnh lý khi tuyến giáp của trẻ hoạt động quá mức.

Biểu hiện trẻ bị đổ mồ hôi tay chân

Tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân được biểu hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Chẳng hạn như khi thời tiết thay đổi, khi trẻ vận động nhiều, hay khi trẻ có nhiều cảm xúc: lo lắng, xúc động, mất bình tĩnh…

Có nhiều bé hay đổ mồ hôi tay chân chảy thành giọt như vừa rửa nước xong. Sau khira mồ hôi tay chân, bé có cảm giác lạnh hơn. Biểu hiện nặng là trẻ bị toát mồ hôi liên tục (đổ mồ hôi không tự chủ). Trong trường hợp này, trẻ không chỉ đổ mồ hôi nhiều ở tay chân mà còn ở các vùng khác như vùng gáy, vùng đầu, lưng…

Cha mẹ nên lưu ý chứng ra mồ hôi ở trẻ dưới 6 tuổi hoặc đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh:

  • Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Do đó trẻ thường đổ mồ hôi kể cả ban đêm. Tình trạng này sẽ khỏi khi trẻ lớn.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi kèm giật mình khi ngủ, rụng tóc sau gáy là biểu hiện của bệnh còi xương hoặc bệnh lao. Hoặc có thể do di truyền. Trường hợp này bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, đồng thời giữ ấm cơ thể, cho trẻ uống nhiều nước.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay chân theo dân gian

Lá lốt

Tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân có thể được khắc phục bằng cách sử dụng lá lốt. Cha mẹ có thể dùng lá lốt cắt cả cây (tốt hơn là chọn cây già một chút). Sau đó cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch.

Cho lá lốt vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống để một tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân cho trẻ. Lưu ý khoảng cách khi xông để không làm trẻ bị bỏng.

Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì có thể ngâm cả tay chân trẻ vào nồi nước ấm đó. Thực hiện một lần mỗi ngày trong khoảng 30 phút để thấy hiệu quả.

Bé đổ mồ hôi tay chân có đáng lo ngại và câu trả lời từ bác sĩ
Sử dụng lá lốt để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi tay chân ở trẻ

Muối

Sử dụng muối cũng là cách khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân. Cách thực hiện như sau:

  • Pha nước ấm với 1 thìa canh muối. Có thể ngâm chung thêm với xác trà.
  • Ngâm tay chân của trẻ vào nước muối đã pha khoảng 10 – 15 phút.
  • Trong khi ngâm có thể xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân để nước thẩm thấu vào da dễ dàng hơn.

Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần để khắc phục hiệu quả.

Bé đổ mồ hôi tay chân có đáng lo ngại và câu trả lời từ bác sĩ
Muối là nguyên liệu rphổ biến, dễ kiếm để khắc phục đổ mồ hôi hiệu quả

Lá trà xanh

Tanin trong trà xanh có tác dụng se khít bề mặt da tay, chân. Từ đó hạn chế đổ mồ hôi tay chân ở trẻ em. Cách thực hiện với lá trà xanh như sau:

  • Đun sôi 1 lít nước với lá trà xanh.
  • Sau đó cho bé ngâm tay, chân trong nước trà khoảng 30 phút.
  • Hoặc có thể sử dụng túi trà và cho bé cầm trong tay hoặc đặt lên bàn tay, bàn chân khoảng 10 – 15 phút.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, ngay cả khi bé đổ mồ hôi tay chân không phải do nhiệt độ cao hoặc do mặc quần áo quá nhiều thì tình trạng này cũng không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu con có những dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa. Mục đích là để tầm soát các vấn đề nguy hiểm. Chẳng hạn như bệnh tim, hạ đường huyết, cường giáp ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu đáng lo ngại có thể là:

  • Trẻ nhẹ cân, ít hoạt động.
  • Trẻ đổ mồ hôi kèm giật mình khi ngủ.
  • Rụng tóc.
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở, hay ho, đổ mồ hôi toàn thân.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân. Nếu khắc phục theo các phương pháp dân gian trên không thấy hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu đáng ngại đã nêu trên.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Môi bé bị rách do đâu? Quan hệ bị rách môi bé có sao không?
Để có thể hiểu được nguyên nhân khiến môi bé bị rách, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của môi bé là gì. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn
Hình ảnh tin tức Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh
Hình ảnh tin tức Huyết áp thấp là bao nhiêu và có nguy hiểm không?
Dù tình trạng huyết áp thấp cũng có khả năng gây ảnh hướng đến sức khỏe tương đương như huyết áp cao nhưng nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ huyết
Hình ảnh tin tức Giải đáp: Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi được xếp vào nhóm các bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi rằng bệnh
Hình ảnh tin tức Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Biết để nghiêm túc điều trị
Trong số các thể bệnh lao thì lao phổi là phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp. Bởi vậy, thắc mắc xung quanh thể lao này rất phổ biến. Một trong