Bé đổ mồ hôi đầu nhiều và những điều cha mẹ nên biết

Đổ mồ hôi đầu là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy việc bé đổ mồ hôi đầu nhiều có phải điều bất thường không? Vì sao bé lại ra mồ hôi đầu nhiều? Các bậc phụ huynh hãy cùng YouMed tìm hiểu về tình trạng trẻ em đổ mồ hôi đầu nhiều trong bài viết sau.

Bé đổ mồ hôi đầu có phải điều bất thường?

Ở trẻ nhỏ, mồ hôi đầu là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển sinh lý của trẻ. Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ mới bắt đầu biết cách thích nghi với nhiệt độ trong môi trường. Do đó, trẻ thường thải lượng nhiệt dư thừa ra ngoài cơ thể qua đường mồ hôi và dẫn đến tình trạng trẻ hay đổ mồ hôi đầu.

Nhiệt độ ở da đầu của trẻ nhỏ thường cao hơn các vùng khác của cơ thể. Vì vậy bé đổ mồ hôi đầu nhiều cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, đa số các tuyến mồ hôi hoạt động được tập trung nhiều ở vùng đầu của trẻ nhỏ. Đây là lý do phụ huynh thường thấy mồ hôi khu trú ở vùng đầu đầu của bé hoặc các vùng lân cận như gáy.

Tình trạng đổ mồ hôi ở một số trẻ là bình thường. Nhưng đôi khi có trẻ mồ hôi có thể ra quá nhiều mà không kiểm soát được. Do đó việc hiểu thêm về những nguyên nhân phổ của tình trạng này có thể giúp các bậc phụ huynh có hướng xử trí thích hợp.

Bé đổ mồ hôi đầu nhiều và những điều cha mẹ nên biết
Bé đổ mồ hôi đầu nhiều đa số là hiện tượng bình thường

Vì sao bé đổ mồ hôi đầu nhiều?

Đôi khi, mồ hôi đầu của trẻ ra nhiều hơn so với các trẻ khác. Tuy nhiên, đây chưa phải vấn đề mà cha mẹ hoang mang ngay lập tức. Thông thường, bé đổ mồ hôi đầu nhiều là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ cơ thể của bé đang tăng cao. Và bé không thể làm gì khác ngoài việc giải phóng nhiệt qua mồ hôi. Hiện tượng này thường xảy ra để đáp ứng với:

  • Nhiệt độ môi trường.
  • Hoạt động thể chất
  • Nhiều lớp quần áo hoặc loại quần áo quá chật, quá dày.

Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi nhiều có thể do một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu bé vẫn đổ mồ hôi nhiều mà không rõ lý do, tốt nhất bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa để có thể đánh giá và điều trị đúng tình trạng của trẻ.

Một số bệnh lý có thể gây đổ mồ hôi đầu nhiều ở bé

Cha mẹ có thể xem xét một số tình trạng bệnh lý khiến bé bị đổ mồ hôi đầu nhiều.

Chứng tăng tiết mồ hôi khiến bé đổ mồ hôi đầu nhiều

Tình trạng này có thể gây đổ mồ hôi nhiều cả ngày lẫn đêm. Không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Tăng tiết mồ hôi gây đổ mồ hôi ở một số vùng như đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân.  Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác trên cơ thể.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc chứng này có thể tự hết khi chúng lớn. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn tiếp tục tăng tiết mồ hôi. Lúc này cha mẹ có thể xem xét đưa trẻ đi khám để điều trị.

Nhiễm trùng

Nhiễm virus như cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể gây sốt. Cơ thể trẻ có thể đổ mồ hôi khi nhiệt độ tăng đột ngột.

Bệnh tim bẩm sinh

Các em bé bị bệnh tim bẩm sinh luôn đổ mồ hôi như cách để bù đắp nhu cầu bơm máu nhiều hơn cho cơ thể của tim. Bệnh này tương đối hiếm, chỉ ảnh hưởng khoảng 1% trẻ mới sinh. Trẻ bệnh tim bẩm sinh sẽ khó ăn nên thường sẽ đổ mồ hôi khi bắt đầu ăn hoặc bú. Triệu chứng này thường đi kèm với triệu chứng da hơi xanh và khó thở.

Bé đổ mồ hôi đầu nhiều và những điều cha mẹ nên biết
Bệnh tim bẩm sinh có thể khiến bé đổ mồ hôi đầu nhiều

Chứng ngưng thở khi ngủ

Trong hội chứng ngưng thở khi ngủ, bé sẽ tạm dừng thở trong lúc ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài ít nhất 20 giây. Nếu bé đổ mồ hôi vào ban đêm kèm theo ngáy, thở hổn hển và há miệng khi ngủ thì cha mẹ nên nghi ngờ con mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Mặc dù tình trạng này thường gặp những trẻ sơ sinh. Đặc biệt là đối với trẻ sinh non thiếu tháng. Nhưng tốt nhất bạn nên đề cập đến vấn đề này với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Cường giáp

Bệnh cường giáp làm tăng hoạt động trao đổi chất. Từ đó gây đổ mồ hôi đầu nhiều. Tình trạng này cần được điều trị kịp thời.

Cha mẹ nên làm gì khi bé đổ mồ hôi đầu nhiều?

Tăng cường bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D được biết đến là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt là quá trình phát triển xương và răng. Bổ sung đầy đủ vitamin D giúp trẻ tránh bị bệnh còi xương.

Ngoài ra, vitamin D cũng được cho là dưỡng chất giúp giảm đổ mồ hôi hiệu quả. Nguồn vitamin D rẻ tiền mà hiệu quả chính là ánh nắng mặt trời. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng để bổ sung vitamin D vào buổi sáng.

Xây dựng chế độ ăn hàng ngày hợp lý

Bé dưới 6 tháng tuổi nên được cho bú hoàn toàn sữa mẹ để giúp tăng cường sức đề kháng. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể bắt đầu ăn dặm. Từ giai đoạn này, cha mẹ nên xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tăng cường bổ sung nhiều loại rau củ quả có tính mát như: bí đao, cải ngọt, cam, quýt, rau má,… để giảm đổ mồ hôi.

Bé đổ mồ hôi đầu nhiều và những điều cha mẹ nên biết
Cha mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để giảm đổ mồ hôi đầu nhiều

Tìm và giải quyết nguyên nhân

Nếu bé quấy khóc nhiều và đổ mồ hôi, cha mẹ hãy dành thời gian để tìm hiểu xem chúng muốn gì và đáp ứng nhu cầu của con trẻ. Đồng thời phụ huynh cũng cần xem xét liệu bé có ngừng đổ mồ hôi khi đã được đáp ứng nhu cầu. Bé quấy khóc nhiều có thể là do bé bị nóng, đói, cần thay tã hoặc chỉ đơn giản muốn mẹ bế.

Đưa bé đến khám bác sĩ

Nếu bạn đã thực hiện các bước điều chỉnh nhiệt độ và cởi bỏ nhiều lớp quần áo trên người mà trẻ vẫn ướt đẫm mồ hôi, thì trẻ có thể bị sốt. Hãy đưa trẻ đi khám nếu:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt với nhiệt độ trực tràng 38°C.
  • Bé trên 3 tháng tuổi bị sốt từ 38°C trở lên.
  • Bé hơn 3 tháng tuổi và bị sốt kéo dài hơn 2 ngày.

Hoặc trẻ có bất kỳ các dấu hiệu nào dưới đây:

  • Thở hổn hển hoặc thở khò khè trong lúc ngủ.
  • Tạm dừng lâu giữa các nhịp thở trong khi ngủ.
  • Trẻ không tăng cân bình thường.
  • Trẻ biếng ăn, chán ăn.
  • Bé ngủ ngáy, hay nghiến răng

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu hơn về tình trạng bé đổ mồ hôi đầu nhiều. Tuy nhiên bài viết trên chỉ mang tính chất truyền tải thông tin. Do đó không có tác dụng thay thế cho lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy bạn hãy đưa trẻ đến khám khi có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng đổ mồ hôi của con.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại