Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Thở khò khè là tình trạng xuất hiện tiếng động khác thường, xảy ra khi đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn một phần. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiếng khò khè khi thở như dị ứng, cảm lạnh, viêm phế quản,

Thở khò khè là tình trạng xuất hiện tiếng động khác thường, xảy ra khi đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn một phần. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiếng khò khè khi thở như dị ứng, cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn… Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tuy nhiên, có một số cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà có thể giúp giảm thiểu tình trạng này.

Vậy đó là những cách nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Thở khò khè là tình trạng gì?

Khò khè là một âm thanh gần giống như tiếng huýt sáo hoặc tiếng rít có âm độ cao nghe thấy khi một người thở. Việc này xảy ra khi luồng không khí đi qua một đoạn đường thở bị chít hẹp hoặc bị tắc nghẽn một phần, khiến dòng khí bị hỗn loạn tạo ra rung động lên thành đường thở gây ra tiếng khò khè. 

Thở khò khè thường xảy ra khi người bệnh thở ra, do trong giai đoạn này thể tích phổi giảm và ống dẫn khí trong lồng ngực hẹp. Đôi khi, bệnh nhân có thể thở khò khè trong cả khi hít vào và thở ra, điều này liên quan đến tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở lớn ngoài lồng ngực nghiêm trọng hơn.

Tiếng thở khò khè không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn gây khó chịu những người xung quanh. Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, một số cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà cũng có thể giúp ích.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở khò khè

Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Khò khè thường do tắc nghẽn hoặc thu hẹp các ống phế quản nhỏ trong ngực. Nó cũng có thể do tắc nghẽn ở đường thở lớn hoặc dây thanh âm. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thở khò khè bao gồm:

Các vấn đề về phổi

  • Hen suyễn
  • Viêm phế quản
  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
  • Xơ nang
  • Viêm phổi.
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Dị vật đường hô hấp

Các vấn đề ngoài đường hô hấp

  • Rối loạn chức năng dây thanh
  • Trào ngược dạ dày thực quản mãn tính
  • Dị ứng: gây ra bởi các chất gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông vật nuôi, bào tử nấm mốc và thực phẩm
  • Phản vệ, một phản ứng dị ứng cấp tính rất nghiêm trọng do thức ăn hoặc côn trùng đốt
  • Hút thuốc, sử dụng thuốc lá điện tử (vape) và hít phải khói thuốc.

Trong trường hợp thở khò khè do chất nhầy dư thừa trong đường thở gây ra, việc ho mạnh và khạc đờm có thể giải quyết việc thở khò khè có đờm ở người lớn. Đôi khi tiếng khò khè là do thức ăn hoặc dị vật làm tắc nghẽn khí quản. Đây là trường hợp cần cấp cứu tại chỗ. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, người bệnh cần được điều trị dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. 

Bên cạnh việc điều trị, có một số cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà, bao gồm thay đổi thói quen, ăn uống lành mạnh và tập thở, có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng này.

Cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà

1. Uống nước ấm

Những loại đồ uống như nước ấm hoặc trà nóng có thể giúp làm giãn đường hô hấp và giảm tắc nghẽn. Uống nhiều nước còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và giữ ẩm cho đường thở. Gừng là một loại gia vị chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Bạn có thể thử pha trà gừng tươi dùng ấm để đạt hiệu quả tốt hơn.

2. Làm ẩm không khí

Hít không khí ấm, giàu độ ẩm rất hiệu quả trong việc làm sạch xoang và giãn đường thở. Trong thời điểm thời tiết hanh khô, tình trạng thở khò khè thường trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể giúp giảm nghẹt mũi và thở khò khè khi ngủ ở người lớn. Ngoài ra, tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng đem lại hiệu quả.

3. Tránh tiếp xúc dị nguyên

Một cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà khác đó là tránh tiếp xúc dị nguyên. Bạn nên xác định các tác nhân gây dị ứng và kiểm soát chúng bất cứ khi nào có thể:

  • Không khí lạnh, khô có thể làm đường thở bị thu hẹp và kích ứng. Do đó làm trầm trọng thêm tình trạng thở khò khè và khó thở. Nếu bạn chỉ thở khò khè khi tập thể dục trong điều kiện lạnh hoặc tình trạng thở khò khè trở nên trầm trọng hơn khi tập luyện, hãy thử tập tại nhà khi thời tiết lạnh.
  • Hút thuốc hoặc thuốc lá điện tử tác động tiêu cực đến sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy hút thuốc và sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan chặt chẽ đến việc gia tăng tình trạng thở khò khè và khó thở. Khói thuốc thụ động cũng có thể gây thở khò khè ở người khác. Nếu bạn hút thuốc, hãy tìm cách bỏ thuốc.
  • Dị nguyên: Các tác nhân gây dị ứng có thể khiến người bệnh hô hấp khó khăn hơn, đặc biệt ở những người mắc các bệnh như hen suyễn hoặc COPD. Các triệu chứng dị ứng thông thường bao gồm sổ mũi, ho, ngứa mắt và thở khò khè. Nếu bị dị ứng theo mùa có thể cân nhắc dùng thuốc kháng histamin để giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

4. Bổ sung dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện nhiều khía cạnh sức khỏe và tinh thần. Vai trò của dinh dưỡng ngày càng được chứng minh trong việc kiểm soát triệu chứng của các bệnh hô hấp mãn tính. Bổ sung các loại thức ăn nhất định là biện pháp giúp điều trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí quốc tế về COPD năm 2022 cho thấy vitamin C có thể có tác dụng bảo vệ hệ hô hấp đối với những người mắc bệnh COPD nhờ đặc tính chống oxy hóa cao. Bạn có thể thêm một số thực phẩm sau vào chế độ ăn uống để bổ sung vitamin C:

  • Rau chân vịt
  • Bông cải xanh
  • Cà chua
  • Ớt chuông
  • Quả mọng (berries)
  • Quả kiwi
  • Quả thuộc họ cam quýt

Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cũng có nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa việc cải thiện sức khỏe hô hấp và chế độ ăn nhiều vitamin A, D E. Bạn có thể tìm thấy các loại vitamin này trong những loại thực phẩm liệt kê bên dưới:

  • Vitamin A có nhiều trong: cá giàu acid béo (chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ), sản phẩm từ sữa, trứng, hàu.
  • Vitamin D có nhiều trong: sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, cá giàu acid béo (chẳng hạn như cá kiếm hoặc cá hồi), lòng đỏ trứng, nấm.
  • Vitamin E có nhiều trong: hạt hướng dương, hạnh nhân, rau chân vịt, bơ đậu phộng, ớt chuông đỏ, bí ngô.

5. Thực hiện các bài tập thở

Các bài tập thở tạo nên tác động tích cực đến sức khỏe và chức năng của phổi. Kỹ thuật thở có thể tăng cường dung tích phổi, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn và giảm thở khò khè. Những bài tập này có vẻ đơn giản nhưng bạn cần phải luyện tập một chút để có thể thành thạo. Hãy luyện tập khi bạn cảm thấy thoải mái để có thể áp dụng trị thở khò khè tại nhà khi tình trạng này tăng lên hoặc cảm thấy khó thở.

5.1. Thở mím môi

Thở mím môi là một kỹ thuật làm chậm nhịp thở, giữ cho đường thở mở lâu hơn, làm cho mỗi hơi thở hiệu quả hơn và giảm tình trạng khó thở.

Cách luyện tập:

  • Hít vào bằng mũi trong 2-4 giây.
  • Mím môi và thở ra bằng miệng một hơi dài từ 4 – 8 giây.
  • Tiếp tục bài tập này nhiều lần cho đến khi hơi thở của bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Tình trạng thở khò khè có thể sẽ cải thiện hoặc thậm chí giảm bớt sau khi tập thở mím môi.

Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Thở mím môi là cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà

5.2. Tập thở yoga

Việc không thể thở ra hoàn toàn là điều thường gặp ở những người mắc bệnh hen suyễn. Nghiên cứu cho thấy các bài tập thở yoga cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh hen suyễn, từ đó làm giảm chứng thở khò khè.

Để tập thở yoga, bạn cần:

  • Ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái và nhắm mắt lại.
  • Hít một hơi dài qua lỗ mũi cho đến khi hết công suất phổi.
  • Giữ hơi thở từ một đến hai lần đếm, sau đó nén một phần hơi thở ở phía sau cổ họng và thở ra từ từ qua lỗ mũi cho đến khi bạn cảm thấy mình đã thở ra hoàn toàn.
  • Tạm dừng trong 2 giây và lặp lại tối đa 20 lần.
YOGA chữa HEN SUYỄN: 20P YOGA để THỞ DỄ HƠN

5.3. Thở bụng

Cách luyện tập:

  • Hít vào bằng mũi. 
  • Đặt tay lên bụng và chú ý sự co giãn. 
  • Thở ra bằng miệng một hơi dài, ít nhất hai đến ba lần thời gian hít vào.

Bật mí các cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà đơn giản, hiệu quả

Một trong những cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà là tập thở bụng

6 bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn nặng

Khi nào bạn cần đi khám?

Thở khò khè nhẹ xảy ra khi bạn bị cảm lạnh và sẽ biến mất sau vài ngày khi khỏi bệnh. Nếu tình trạng thở khò khè trở nên trầm trọng hơn, tái diễn nhiều lần hoặc kèm theo các dấu hiệu như hụt hơi, sốt, ho, tức ngực, sưng chân không rõ nguyên nhân, mất giọng, sưng môi hoặc lưỡi… bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Liên hệ cấp cứu ngay nếu bạn hoặc những người xung quanh gặp những dấu hiệu sau:

  • Khó thở, thở nhanh.
  • Tình trạng thở khò khè đột ngột xuất hiện ngay sau khi bị côn trùng đốt, ngay sau khi dùng thuốc hoặc ăn thực phẩm có thể gây dị ứng.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác chẳng hạn như đau ngực hoặc da trở nên xanh xao.
  • Có dấu hiệu phản vệ.

Thở khò khè ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp trị liệu, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị thở khò khè ở người lớn tại nhà để cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như