Bart là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Bart là thuốc gì? Thuốc có thành phần, công dụng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau của Dược sĩ Dương Thị Kim Ngân nhé!

Hoạt chất trong Bart: Tenoxicam.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Vinocam, Tenoxicam, Tenoxicam Boston, Tilcotil, Cotixil, Tincocam, Prosake-F, Tenotil,…

Bart là thuốc gì?

Bart là thuốc kê đơn giúp điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, được sản xuất bởi Special Product’S Line S.P.A.

Hiện nay, thuốc Bart được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.

Bart
Bart là thuốc kê đơn của công ty Special Product’S Line S.P.A

Thành phần

Mỗi viên nén bao phim có chứa:1

  • Hoạt chất chính Tenoxicam: 20mg.
  • Tá dược: Lactose, tinh bột ngô, talc, keo silica, stearat, hydroxypropyl methylcellulose, titan dioxit (E171), oxid sắt màu vàng (E172), magnesi, tinh bột tiền gelatin hóa,…

Công dụng của từng thành phần

Tenoxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt và ức chế sự kết tập tiểu cầu.1

Tenoxicam làm giảm tổng sinh tổng hợp prostaglandin bằng cách ức chế cyclooxygenase 1 (COX 1) và 2 (COX 2), trên thử nghiệm in vitro và invivo:1

  • Nghiên cứu in vitro về isoenzyme cyclooxygenase được điều chế từ tế bào COS 7 của người chỉ ra tenoxicam ức chế COX 1 và COX 2 gần tương tự nhau, tỷ lệ COX 2/ COX 1 bằng 1,34.
  • Nghiên cứu invivo về isoenzym của peroxidase bạch cầu cho thấy rằng tenoxicam có thể cho hoạt tính oxy hóa tại vị trí viêm.
  • Nghiên cứu invivo, tenoxicam là một chất ức chế mạnh metalloproteinase của người (stromelysin và collagenase) – enzyme phân hủy sụn khớp.
  • Tenoxicam giảm nồng độ nitrit.

Các thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout và bệnh thấp khớp ngoài khớp cho thấy tenoxicam 20 mg mỗi ngày là một chất chống viêm và giảm đau hiệu quả tương đương so với piroxicam 20 mg mỗi ngày và cũng được dung nạp tốt.2

Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp cho thấy rằng tenoxicam 20 mg mỗi ngày có hiệu quả và dung nạp tốt như liều điều trị thông thường của diclofenac, ibuprofen, indomethacin và naproxen.2

Tác dụng của thuốc Bart

Bart được chỉ định trong các trường hợp sau:1 2

  • Là thuốc kháng viêm, giảm đau trong điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm dính đốt sống, gout và các rối loạn dạng thấp ngoài khớp (viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm dây thần kinh, đau lưng) và sưng sau chấn thương.
  • Điều trị ngắn hạn rối loạn cơ xương cấp bao gồm căng cơ, bong gân và các chấn thương khác ở mô mềm.
Bart
Bart được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp

Cách dùng và liều dùng Bart

Cách dùng1

Bart được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, hình tròn, màu hơi vàng, được dùng đường uống. Thuốc được dùng tốt nhất trong hoặc sau bữa ăn.

Người dùng có thể giảm thiểu tác dụng phụ bằng cách sử dụng liều thấp có hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn nhất.

Liều dùng cho từng đối tượng1

1. Người lớn

  • Dùng 20mg (1 viên)/ngày, có thể uống với nước hoặc các chất lỏng khác và nên dùng vào một thời điểm nhất định.
  • Không điều trị quá 7 ngày với các rối loạn cơ xương cấp, ngoại trừ trường hợp nặng thì kéo dài tối đa 14 ngày.
  • Tránh dùng liều cao vì không đặt hiệu quả điều trị mà mang tác dụng phụ cao.
  • Trong đợt cấp của viêm khớp do bệnh gout, liều khuyến cáo là 40mg một lần/ngày trong 2 ngày sau đó 20mg một lần/ngày trong 5 ngày.

2. Người cao tuổi

Nếu cần thiết thì sử dụng Bart với liều thấp trong thời gian ngắn vì đối tượng người cao tuổi thường sử dụng đồng thời các thuốc khác, có suy giảm chức năng gan, thận hoặc tim mạch. Cần theo dõi thường xuyên về khả năng xuất huyết tiêu khi sử dụng thuốc.

3. Các trường hợp suy giảm chức năng thận

Độ thanh thải Creatinin Chế độ liều
Lớn hơn 25ml/ phút Sử dụng liều bình thường, nhưng cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận
Dưới 25ml/phút Không có dữ liệu về liều lượng. Không sử dụng trong trường hợp này.

Tenoxicam có tỷ lệ cao liên kết với protein huyết tương, cần thận trọng khi nồng độ albumin trong huyết tương giảm (như hội chứng thận hư) hoặc khi nồng độ bilirubin cao.

Bart giá bao nhiêu?

Trên thị trường, Bart có giá khoảng 250.000 – 280.000 VNĐ/hộp. Lưu ý rằng đây chỉ là giá cả tham khảo, giá của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ sở bán và phân phối thuốc.

Tác dụng phụ của Bart

Tác dụng phụ rất thường gặp (1/10 ≤ ADR)

Rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, viêm dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng và khó chịu, chứng khó tiêu và buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,…

Bart
Đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng,… là các tác dụng phụ rất thường gặp của Bart

Tác dụng phụ thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: chán ăn.
  • Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, nhức đầu.
  • Rối loạn tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày ruột, viêm loét dạ dày ruột, đôi khi gây tử vong (nhất là đối với người cao tuổi), chứng xuất huyết, phân đen, tiêu chảy, táo bón, viêm dạ dày, loét miệng, khô miệng, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm đại tràng và bệnh Crohn.

Tác dụng phụ ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100)

  • Rối loạn gan mật: tăng men gan,…
  • Rối loạn mô da và mô dưới da: ngứa, hồng ban, ngoạn ban, phát ban, nổi mày đay,…
  • Rối loạn về thận và tiết niệu: tăng urê máu và creatinin,…
  • Rối loạn tổng quát: mệt mỏi, phù,…

Tác dụng phụ hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000)

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: các bất thường về chuyển hóa (như tăng đường huyết, tăng cân/giảm cân).
  • Rối loạn tâm thần: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), trầm cảm, lo lắng, giấc ngủ bất thường.
  • Rối loạn tai và mê đạo: chứng chóng mặt.
  • Rối loạn nhịp tim: đánh trống ngực.
  • Rối loạn mạch máu: huyết khối tim mạch (nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ).
  • Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: co thắt phế quản, khó thở, hen suyễn nặng,…
  • Rối loạn mô da và mô dưới da: viêm da bóng nước,…
  • Rối loạn về móng: phản ứng nhạy sáng và rụng tóc,…

Tác dụng rất hiếm gặp (ADR < 1/10000)

  • Rối loạn tiêu hóa: viêm tuy.
  • Rối loạn mô da và mô dưới da: phản ứng bất lợi nghiêm trọng về da (SCAR): hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu mô.

Các tác dụng phụ chưa xác nhận được tần suất

  • Rối loạn máu và bạch huyết: chứng mất máu, thiếu máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, tăng bạch cầu eosin.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn như hen, phản ứng phản vệ, phù mạch.
  • Rối loạn tâm thần: trạng thái rối loạn, ảo giác.
  • Rối loạn hệ thần kinh: ngủ lơ mơ, dị cảm.
  • Rối loạn thị giác: rối loạn thị giác (thị lực kém, thị lực mờ), mắt sưng, kích ứng mắt.
  • Rối loạn tai và mê đạo: ù tai.
  • Rối loạn nhịp tim: suy tim, suy tim xung huyết ở người cao tuổi, người có chức năng tim bị tổn thương.
  • Rối loạn mạch máu: viêm mạch, cao huyết áp.
  • Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: chứng đau thắt ngực.
  • Rối loạn gan mật: viêm gan, vàng da.
  • Rối loạn mô da và mô dưới da: phản ứng tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Rối loạn về thận và tiết niệu: độc thận (suy thận, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư, tăng urê máu và creatinin).
  • Hệ thống sinh sản và rối loạn vú: ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới đã được báo cáo với các thuốc ức chế tổng hợp cyclooxygenase/ rostaglandin bao gồm tenoxicam.
  • Rối loạn tổng quát: khó chịu.

Người dùng cần báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Các tương tác thuốc của Bart được trình bày như sau:1

Tương tác của Bart Phản ứng phụ của tương tác
Thuốc kháng acid và thuốc đối kháng thụ thể H2 Thuốc kháng acid có thể giảm tỷ lệ, nhưng không làm giảm mức độ hấp thu (sự khác biệt không có ý nghĩa lâm sàng. Cimetidin không tương tác với tenoxicam khi dùng đồng thời.
Thuốc chống đông máu Tenoxicam (NSAID khác) có thể tăng cường tác dụng của thuốc đông máu như warfarin. không có tương tác digoxin (hay sản phẩm digitalis), heparin trọng lượng phân tử thấp trên lâm sàng.
Glycosid trợ tim NSAID có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim, giảm GFR (mức độ lọc cầu thận), tăng nồng độ glycosid trong huyết tương khi kết hợp.
Dextromethorphan Tương tác có thể làm tăng tác dụng giảm đau so với đơn trị liệu.
Thức ăn Bart không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng tỷ lệ hấp thu có thể chậm hơn khi đói.
Probenecid Probenecid có thể làm tăng nồng độ tenoxicam trong huyết tương (ý nghĩa lâm sàng chưa xác định).
Mifepriston Không dùng NSAID trong 8-12 ngày sau khi dùng mifepristone vì có thể làm giảm tác dụng mifepristone.
Corticosteroid Cẩn trọng khi dùng chung Bart với corticosteroid vì tăng nguy cơ loét tiêu hóa hoặc xuất huyết.
Ciclosporin Tương tác có thể làm tăng nguy cơ độc thận, nên cần thận trọng.
Các thuốc giảm đau khác (bao gồm các chất ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2) Tránh sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều NSAID với nhau.
Acetyl Salicylate và salicylate Salicylate có thể loại bỏ tenoxicam tại các vị trí liên kết với protein huyết tương dẫn đến tăng độ thanh thải và thể tích phân bố của tenoxicam. Điều trị đồng thời gây tăng nguy cơ phản ứng bất lợi (đường tiêu hóa).
Kháng sinh quinolon Có nguy cơ bị co giật khi sử dụng đồng thời Bart với thuốc kháng sinh quinolon.
Lithi Giảm sự thải trừ Lithi. Tăng tần suất theo dõi Lithi trong máu, cần uống nhiều nước và nhận biết các dấu hiệu nhiễm độc Lithi.
Thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp
  • NSAID có thể natri, kali và chất lỏng, có thể gây giảm hiệu quả của thuốc lợi tiểu và tăng nguy cơ độc thận. Lưu ý trên bệnh nhân suy tim và cao huyết áp vì ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Tenoxicam không tương tác: furosemid, chủ vận alpha adrenergic trung ương hoặc thuốc chẹn kênh calci.
  • Tenoxicam tương tác: hydrochlorothiazide, thuốc chẹn alpha adrenergic và chất ức chế ACE (giảm tác dụng).
Methotrexat Tương tác có khả năng tăng độc tính methotrexat do giảm thải trừ.
Thuốc điều trị tiểu đường (dùng đường uống) Một số thuốc trị tiểu đường (như glibornuride, glibenclamide, tolbutamid) không bị ảnh hưởng khi dùng chung với tenoxicam. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi cẩn thận.
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) Tương tác làm tăng nguy xuất huyết tiêu hóa khi dùng chung.
Tacrolimus Có thể có nguy cơ gây độc với thận khi kết hợp Tacrolimus với NSAID.
Zidovudin Nguy cơ cao độc tính về huyết học. Có bằng chứng về nguy cơ tăng huyết khối và máu tụ ở bệnh nhân nhiễm HIV (+) khi phối hợp với Ibuprofen và Zidovudin.
Cholestyramin Có thể làm tăng độ thanh thải và làm giảm thời gian bán thải của tenoxicam

Đối tượng chống chỉ định dùng Bart

Đối tượng chống chỉ định1

  • Có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất tenoxicam hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Các bệnh nhân có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, khó tiêu (2 hoặc nhiều đợt cấp của viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa).
  • Các bệnh nhân có tiền sử chảy máu dạ dày – ruột (phân đen, thổ huyết), thủng ruột liên quan đến điều trị bằng NSAID trước đó hoặc các trường hợp viêm dạ dày nặng.
  • Các bệnh nhân có bệnh về tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp nặng.
  • Suy gan, suy thận, suy tim nặng, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
  • Chống chỉ định sử dụng NSAID trên bệnh nhân quá mẫn (với các triệu chứng hen, viêm mũi, phù mạch, nổi mày đay) khi sử dụng salicylat, ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID).

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Bart?1

Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, chỉ dùng Bart và các thuốc có hoạt chất Tenoxicam khác khi thật sự cần thiết. Nếu sử dụng, liều điều trị nên ở mức thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt lưu ý, chống chỉ định dùng Bart và hoạt chất tenoxicam trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú cũng không nên dùng Bart. Nguyên nhân là vì NSAID có thể bài tiết vào sữa mẹ.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang chuẩn bị kế hoạch mang thai cũng không nên dùng tenoxicam cũng như bất kỳ các loại thuốc ức chế tổng hợp cyclooxygenasei prostaglandin vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nữ giới đang gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc đang điều trị vô sinh cũng không nên dùng thuốc.

Bart
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối không nên dùng Bart

Đối tượng thận trọng khi dùng Bart1

Bart có thể gây ra các phản ứng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn thị giác,… Do đó, người lái xe và người sử dụng máy móc nên cẩn trọng khi dùng thuốc.

Xử lý khi quá liều

Quá liều Bart có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, ù tai, đau đầu, thị lực mờ và chóng mặt. Nếu sử dụng quá liều một số lượng lớn, bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng động kinh, kích thích, hạ huyết áp, ngưng thở, mất cân bằng điện giải, suy thận, co thắt phế quản trầm trọng,…

Hướng điều trị:

  • Ngừng sử dụng thuốc và sử dụng than hoạt tính (trong vòng 1 giờ sau khi nuốt một lượng lớn), có thể dùng chất tẩy rửa dạ dày thuốc giảm đau và các thuốc ức chế bơm proton.
  • Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Lợi ích của việc rửa dạ dày là không chắc chắn. Thẩm phân không rõ ràng loại được ra khỏi máu -> Cần duy trì lượng nước tiểu. Cần theo dõi (ít nhất 4h sau khi nuốt phải liều cao) chức năng gan, thận của bệnh nhân.
  • Điều trị triệu chứng: co giật (diazepam tiêm tĩnh mạch), các biện pháp khác dựa trên tình trạng lâm sàng.

Xử lý khi quên liều

Nếu quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Không được dùng gấp đôi liều (cùng một thời điểm) nên bỏ qua lần uống đã quên và dùng liều kế tiếp như bình thường.

Lưu ý gì khi sử dụng

Đọc kỹ và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc từ nhà sản xuất.

Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Xem hạn dùng của thuốc trước khi sử dụng, không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng.

Cách bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc của thuốc Bart. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về sản phẩm, có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.