Bạo hành gia đình

Bạo hành gia đình là khi có một thành viên trong gia đình bị đe doạ, kiểm soát và lạm dụng bởi một thành viên khác trong gia đình. Những đứa trẻ lớn lên trong bạo hành thường bị ảnh hưởng nhiều về tính cách. Vậy các bạn có thể làm gì để góp phần phòng chống bạo hành?

Bạo hành – Không chỉ là “thượng cẳng chân hạ cẳng tay

Nhắc tới bạo hành gia đình, chắc hẳn các bạn sẽ liên tưởng đến những cảnh đánh đập dã man của ông chồng vũ phu với vợ con, hay những cái tát nổ đom đóm mắt của cha mẹ với con của mình. Nhưng đó chưa phải tất cả. Bạo hành gia đình không chỉ là những hành động làm tổn thương con người về thể chất. Nó còn bao gồm cả những lời nói, cảm xúc, tâm thần và cả tình dục.

Những lời nói cay độc, tục tĩu, gọi trẻ hay bất kỳ thành viên nào khác trong gia đình bằng những cái tên thô lỗ hoặc la hét, dọa nạt cũng làm tổn thương con người. Đó được coi là bạo hành lời nói.

Bạo hành gia đình
Một số hình thức bạo lực gia đình phổ biến

Còn với bạo hành tình dục, ngày càng xuất hiện nhiều đối tượng trẻ em bị xâm hại. Những hành vi làm tổn thương bé như đụng chạm những phần riêng tư của cơ thể mà hoặc người khác khiến bé phải chạm vào phần riêng tư của họ, bắt bé quan hệ tình dục hoặc xem các hoạt động tình dục.

>> Tình trạng bạo hành gia đình cũng có thể được xem là ngược đã tinh thần và thể chất của trẻ. Xem thêm bài viết: Ngược đãi trẻ em: Vấn nạn gia đình – xã hội đáng được quan tâm.

Cha mẹ không cho trẻ tình yêu, sự quan tâm, an toàn, không cho bé ăn mặc, đó chính là bạo hành tinh thần.

Bạo hành gia đình ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?

Ngoài các chấn thương trực tiếp do đánh đập, những đứa trẻ bất hạnh này thường nghĩ chúng đã làm điều gì đó nên gia đình mới như vậy. Chúng lớn lên trong mặc cảm tội lỗi, buồn bã, khóc lóc. Chúng luôn lo lắng bản thân hoặc một ai đó trong gia đình trở thành nạn nhân của bạo hành và lo sợ đến nỗi trở thành cơn ác mộng mỗi đêm.

Những điều này khiến trẻ mất tập trung trong học tập. Việc làm quen với bạn bè, trường lớp cũng trở nên khó khăn hơn. Chúng tránh né, thu rút bản thân mình lại. Sự bất lực không thể bảo vệ người mình yêu thương khiến chúng tức giận muốn đập phá đồ đạc, thậm chí làm đau bản thân để vơi đi nỗi bất an.

>> Bạn có thể quan tâm: Bạn đã thật sự hiểu đúng về tình trạng ấu dâm?

Nên làm gì khi bạn hoặc người thân của bạn là nạn nhân trực tiếp của bạo hành?

Có những người bạo hành luôn cố gắng tìm cách khiến cho bạn – người bị bạo hành tin rằng mình là người có lỗi, là người phải chịu trách nhiệm về những việc đang xảy ra. Bạn không phải cảm thấy tội lỗi. Bạo lực gia đình là tội ác, bạn không nên bao che bằng việc giữ bí mật chuyện này. Bạn cần phải lên tiếng, đừng tin lời đe doạ về việc sẽ có những điều tồi tệ hơn xảy ra nếu bạn nói cho ai đó biết. Hãy lên tiếng để bảo vệ bản thân và những đứa trẻ. Sẽ luôn có những người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn.

Bạo hành gia đình
Hãy giúp đỡ những nạn nhân của bạo hành gia đình

Hãy tìm ai đó khiến bạn cảm thấy thoải mái và tin tưởng để kể. Đó có thể là một người thân khác trong gia đình, bạn bè hay các cơ quan có chức năng. Hãy tiếp tục nói với nhiều người khác nhau, đừng dừng lại chỉ vì không có ai lắng nghe bạn. Hãy cứ tiếp tục cho đến khi bạn nhận được một hành động hay cảm thấy an toàn hơn.

Luôn nhớ rằng cơ thể này thuộc về bạn, không một ai có quyền xâm hại bất kỳ phần nào trên cơ thể bạn. Với trẻ em, ngay từ nhỏ, bạn nên dạy bé biết những vùng cấm trên cơ thể không được phép cho ai chạm vào, bất kể là bé trai hay gái.

Nếu bạn may mắn có một gia đình không bạo lực nhưng lại chứng kiến hoặc biết ai đó đang chịu cảnh hành hạ này, bạn nên làm gì để ngăn chặn bạo hành tiếp tục diễn ra?

Khi một đứa trẻ nói với bạn rằng gia đình nó không an toàn, nó cảm thấy sợ khi về nhà và bạn thật sự muốn giúp đỡ đứa bé tội nghiệp ấy. Trước hết bạn hãy thật bình tĩnh, đừng tỏ vẻ quá sốc. Hãy lắng nghe, trấn an bé nếu bé đang quá lo sợ, làm cho bé có cảm giác an toàn, tin tưởng, khuyến khích chúng nói ra sự việc. Bạn có thể cho chúng số điện thoại của mình để liên lạc khi cần thiết.

Điều quan trọng bạn nên ghi nhớ là một mình bạn không thể chống lại được bạo hành gia đình. Đôi khi, việc người ngoài biết bất ổn của gia đình lại càng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng. Bạn hãy nhờ các lực lượng chức năng can thiệp để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và cho cả những nạn nhân của bạo hành.

Bạo lực gia đình chưa bao giờ là lỗi của các bé. Đó là hành vi phạm tội và đáng bị trừng phạt. Hãy lên tiếng để được giúp đỡ, bạn không đơn độc trong xã hội này đâu.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai