Bạn đã biết những nguyên nhân đái tháo đường?

Nguyên nhân đái tháo đường đã và đang là mối bận tâm của y học nói riêng và xã hội nói chung. Ai có nguy cơ cao mắc đái tháo đường? Nên phòng ngừa bệnh lý này như thế nào? Nếu bạn đang có cùng băn khoăn về bệnh lý này, vậy hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường còn được biết đến là bệnh tiểu đường. Đây là một tình trạng mạn tính, trong đó quá trình chuyển hóa đường tạo thành năng lượng cho cơ thể bị rối loạn.

Thức ăn qua quá trình hấp thu sẽ phân giải thành glucose – dạng đường lưu hành trong máu. Insulin – một loại nội tiết tố (hormone) của cơ thể đóng vai trò quan trọng với quá trình sử dụng đường. Nó như một chiếc chìa khóa cho phép đường trong máu đi vào và sử dụng được trong tế bào. Khi ăn no, đường máu tăng cao. Insulin sẽ làm việc để đưa đường vào tế bào. Ngược lại, khi đói, một hormone khác sẽ đem đường trở ra máu. 

Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mất kiểm soát. Bất kỳ lý do nào gây suy giảm hoạt động của insulin sẽ có khả năng là nguyên nhân đái tháo đường. Có thể do không đủ insulin. Đây là đái tháo đường type 1. Cũng có thể do insulin “hỏng hóc”, đề kháng, không đáp ứng khi đường huyết tăng. Đây là đái tháo đường type 2. Ngoài ra còn một số dạng đái tháo đường đặc trưng khác.

Dòng máu đem nhiều dưỡng chất đi khắp cơ thể như các tuyến đường chằng chịt. Khi đường máu tăng cao sẽ dễ làm “ùn tắc, trì trệ giao thông”. Lòng mạch dễ bị viêm, lâu ngày dẫn đến xơ vữa. Từ đó mà lưu thông máu bị cản trở ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Các dạng đái tháo đường khác nhau có những đối tượng nguy cơ khác nhau. Những yếu tố này liên quan ít nhiều đến các nguyên nhân đái tháo đường. Một cá nhân vẫn có thể mang nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, không phải ai có những nguy cơ sau đây đều sẽ mắc đái tháo đường. Ngược lại không loại trừ hoàn toàn nguy cơ ở nhóm còn lại. 

Đái tháo đường type 1

  • Có cha mẹ, anh chị em ruột bị đái tháo đường type 1
  • Hệ miễn dịch rối loạn. Nếu trong cơ thể có sự hiện diện tự kháng thể liên quan đến tiểu đường sẽ tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 1. Vì vậy mà người thân của bệnh nhân đái tháo đường type 1 có thể được bác sĩ chỉ định làm một vài xét nghiệm miễn dịch. 
  • Đái tháo đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đa số đái tháo đường type 1 xảy ra ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. 

Đái tháo đường type 2

  • Những người thừa cân béo phì.
  • Ít hoạt động thể chất. Mức khuyến cáo tập luyện thể thao hiện nay là ít nhất 30p mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. 
  • Có cha mẹ hay anh chị em mắc đái tháo đường type 2.
  • Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 càng tăng. Thường gặp là trên 40 tuổi.
  • Đã từng được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
  • Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Có các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Bạn đã biết những nguyên nhân đái tháo đường?
Thừa cân béo phì là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Đái tháo đường thai kỳ

  • Thai phụ trên 25 tuổi có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn.
  • Gia đình có người mắc đái tháo đường type 2.
  • Đã từng mắc đái tháo đường trong thai kỳ trước đó.
  • Đã từng sinh con to (trên 4kg) hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng bệnh tiểu đường khác nhau tùy thuộc vào nồng độ đường huyết. Đôi khi người bệnh không nhận biết được bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi bệnh nhân đã vào các biến chứng nặng. Với đái tháo đường type 1, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện rầm rộ, nặng nề hơn.

Bạn đã biết những nguyên nhân đái tháo đường?
Những dấu hiệu đái tháo đường cần chú ý

Một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể tự nhận biết như sau:

  • Khát nhiều, uống nước nhiều mà không dứt cơn khát. 
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đói bụng không chịu được và phải ăn ngay.
  • Sút cân nhanh không giải thích được.
  • Mệt mỏi.
  • Cáu gắt.
  • Nhìn mờ.
  • Chậm lành vết thương.
  • Dễ bị nhiễm trùng. Thường gặp là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng da.

Trong đó, đặc hiệu và cơ bản nhất là 4 nhiều: Khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều và sút cân nhiều. 

Những yếu tố gây bệnh đái tháo đường

Có nhiều nguyên nhân đái tháo đường khác nhau. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân đái tháo đường type 1

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 1 cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được làm rõ. Điểm quan trọng trong việc hình thành đái tháo đường loại 1 là một rối loạn của hệ miễn dịch. Rối loạn này sinh ra các tự kháng thể chống lại tuyến tụy của chính mình – nơi sản xuất insulin. Chính vì thế sẽ khiến cơ thể thiếu hụt 1 phần hay hoàn toàn hormone này. Khiến cho quá trình kiểm soát đường huyết không thực hiện được.

Cơ chế gây bệnh của dạng này được cho là kết hợp giữa di truyền và môi trường sống. Tuy nhiên những đặc trưng nào của môi trường góp phần sinh bệnh vẫn chưa được khai thác hết. Dù vậy cân nặng không được xem là một nguyên nhân quan trọng.

Nguyên nhân đái tháo đường type 2

Yếu tố gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với đái tháo đường loại 2. Chủng tộc cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, lối sống cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và tập luyện ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. Từ đó tác động đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Các thành viên trong một gia đình thường có lối sống và thói quen ăn uống tương tự. Trong trường hợp này có thể lý giải phần nào tính gia đình với căn bệnh này. 

Bạn đã biết những nguyên nhân đái tháo đường?
Gia đình có thói quen lười vận động thường làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Đối với đái tháo đường thai kỳ

Trong thai kỳ, nhau thai sẽ sản sinh ra một số loại hormone. Mục đích của các hormone này là duy trì sự phát triển thai. Tuy nhiên chúng cũng làm insulin bớt nhạy cảm với đường trong máu hơn. Từ đó hoạt động ít hiệu quả hơn.

Ở đa số thai phụ tuyến tụy sẽ tăng sản xuất insulin để bù vào. Tuy nhiên một số khác không thể. Vì vậy mà gây ra tình trạng tăng đường máu trong thai kỳ.

>> Xem thêm: Đái tháo đường thai kì: Liệu có nguy hiểm không?

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Cho đến hiện tại y học vẫn chưa tìm ra các phòng ngừa các rối loạn miễn dịch gây nên đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, tiểu đường type 1 khá hiếm gặp. Theo đó, đa phần người bệnh hiện nay mắc đái tháo đường type 2. Trong đó, lối sống là một nguyên nhân đái tháo đường cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bí quyết phòng ngừa căn bệnh này gói gọn trong việc thay đổi lối sống như sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng. 
  • Nên tạo cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh. Hạn chế các thức ăn nhanh, thức ăn có “năng lượng rỗng” như nước ngọt, bánh kẹo… 
  • Có kế hoạch vận động, tập luyện thể lực vừa sức và đều đặn. Duy trì hoạt động thể lực là một quá trình khó khăn. Nhưng hiệu quả trong phòng ngừa tiểu đường nói riêng và bệnh tật nói chung là rất lớn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Tránh làm việc, học tập quá sức dẫn đến căng thẳng, buồn phiền. Trạng thái này dễ khiến ta mất kiểm soát trong việc ăn uống.

Ngoài ra, cần điều trị tốt các bệnh mạn tính đang mắc phải như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Như vậy, có nhiều nguyên nhân đái tháo đường khác nhau. Trong đó, yếu tố gia đình và lối sống là hai nguyên nhân đóng vai trò quan trọng. Chế độ ăn lành mạnh, duy trì hoạt động thể lực vừa sức là chính là “chìa khóa vàng” để phòng ngừa đái tháo đường.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023
Chương trình tri ân Khách hàng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm tại Nhà thuốc Kiên Lý, Nhà thuốc Hoahoa, Nhà thuốc Kiên Lý triển khai chương trình
Hình ảnh tin tức Vivitrol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý
Thuốc Vivitrol có công dụng là gì? Thuốc được dùng cho những đối tượng nào? Thuốc Vivitrol có cần lưu ý gì khi sử dụng không? Trong bài viết dưới đây
Hình ảnh tin tức Ăn gì sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp?
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, tôi có cần kiêng cử gì không? Có cần bổ sung thức ăn hay thuốc gì không? Bao nhiêu lâu sau phẫu thuật vết thương sẽ
Hình ảnh tin tức Tinh chất chống lão hóa Paula’s Choice 0.3% Retinol + 2% Bakuchiol có tốt không? Lưu ý khi dùng
Theo thời gian, làn da của bất cứ ai cũng phải trải qua quá trình lão hóa. Điều này khiến rất nhiều người phải đau đầu và băn khoăn tìm cách giải
Hình ảnh tin tức Dung dịch tẩy da chết Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid có tốt không? Lưu ý khi dùng
Tẩy da chết có thể xem là một quy trình quan trọng trong việc chăm sóc da hằng ngày. Việc loại bỏ da chết có thể giúp da bạn dễ dàng hấp thụ các dưỡng