Bạn đã biết nguyên nhân ung thư vú chưa?

Ban đầu, chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú thường là một cú sốc, khiến người bệnh cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng. Bất kể ung thư ở vị trí nào đều thực sự có thể khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn trong một thời gian. Tuy nhiên, tại thời điểm bạn được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm, chưa di căn xa, thì có nhiều khả năng việc điều trị sẽ giúp bạn hồi phục hoàn toàn.

Ung thư vú là gì?

Ung thư xuất hiện khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào ung thư vú thường tạo thành một khối u có thể sờ thấy bằng tay hoặc nhìn thấy trên phim chụp X-quang. Ung thư vú thường gặp ở phụ nữ. Nhưng nam giới cũng có thể bị ung thư vú. Nguyên nhân ung thư vú hiện vẫn chưa rõ cơ chế.

Điều quan trọng cần hiểu là hầu hết các khối u ở vú là lành tính và không phải ung thư (ác tính). Các khối u vú lành tính xuất hiện do sự phát triển bất thường. Nhưng chúng không lan ra bên ngoài vú. Mặc dù các khối u vú lành tính không đe dọa đến tính mạng, nhưng một số loại có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Bất kỳ sự thay đổi nào ở vú đều cần được bác sĩ kiểm tra để xác định xem nó là lành tính hay ác tính (ung thư).

Bạn đã biết nguyên nhân ung thư vú chưa?
Ung thư vú

Tiến trình bệnh ung thư vú cũng trải qua nhiều giai đoạn. Việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm thì việc chữa khỏi bệnh sẽ có tiên lượng tốt hơn. Hãy cùng YouMed tìm hiểu các giai đoạn của ung thư vú qua bài viết sau: Các giai đoạn của ung thư vú có thể bạn chưa biết

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Nhưng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn chắc chắn mắc bệnh. Mặc dù bạn không thể thay đổi một số yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình và độ tuổi.

Những yếu tố khác có liên quan đến hành vi cá nhân như uống rượu bia, chế độ ăn uống và tập thể dục thì chắc chắn rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi được chúng.

Yếu tố nguy cơ không thay đổi được

Giới tính nữ

Đây là yếu tố nguy cơ chính của ung thư vú. Nam giới cũng có thể bị ung thư vú. Nhưng bệnh này phổ biến ở nữ  giới hơn nam giới.

Tuổi

Khi càng về già, nguy cơ ung thư vú của bạn sẽ tăng lên. Hầu hết ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

Di truyền

Khoảng 5% đến 10% các trường hợp ung thư vú được cho là do di truyền. Nghĩa là ung thư vú được xem như hậu quả trực tiếp từ những thay đổi gen (đột biến) nhận từ cha hoặc mẹ.

Nguyên nhân ung thư vú phổ biến nhất của ung thư vú có liên quan đến di truyền là do đột biến ởgen BRCA1 hoặc BRCA2. Trong các tế bào bình thường, những gen này giúp sửa chữa DNA bị hư hỏng. Các phiên bản đột biến của những gen này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào. Từ đó, có thể dẫn đến ung thư.

Nguy cơ này cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng thành viên khác trong gia đình bị ung thư vú. Nếu càng nhiều thành viên trong gia đình bị mắc ung thư vú, nguy cơ của bạn cũng tăng lên. Phụ nữ có một trong những đột biến này có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở độ tuổi trẻ hơn, cũng như có thể bị ung thư ở cả hai vú.

Đột biến ở một số gen khác (như gen PTEN, TP53 …) cũng có liên quan đến ung thư vú. Nhưng những đột biến này chỉ chiếm một số ít trường hợp.

Bạn đã biết nguyên nhân ung thư vú chưa?
Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú

Có tiền sử gia đình bị ung thư vú

Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Nhưng nếu bạn có họ hàng gần bị ung thư vú thì nguy cơ sẽ cao hơn:

  • Có 1 người thuộc thế hệ thứ nhất (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú gần như tăng gấp đôi nguy cơ. Nếu có 2 người thân sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 3 lần.
  • Phụ nữ có cha hoặc anh trai từng bị ung thư vú cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Nhìn chung, khoảng 15% phụ nữ bị ung thư vú có thành viên trong gia đình mắc bệnh này.

Chủng tộc

Nhìn chung, phụ nữ da trắng, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn các đối tượng khác. Phụ nữ Châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ bản địa có nguy cơ phát triển và tử vong do ung thư vú thấp hơn. Nguy cơ ở các chủng tộc khác nhau cũng khác nhau tùy theo loại ung thư vú.

Có một số tổn thương vú lành tính

Phụ nữ được chẩn đoán mắc một số tình trạng vú lành tính (không phải ung thư) có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú. Các bác sĩ thường chia tổn thương vú lành tính thành 3 nhóm. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chúng đến nguy cơ gây ung thư.

Để bức xạ tiếp xúc với ngực

Những phụ nữ được điều trị bằng xạ trị vùng ngực vì một bệnh ung thư khác khi còn trẻ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đáng kể. Nguy cơ này phụ thuộc vào tuổi khi họ bị nhiễm xạ. Nguy cơ cao nhất đối với những phụ nữ bị bức xạ khi còn là thanh thiếu niên. Đó là giai đoạn vú vẫn đang phát triển. Điều trị bức xạ ở phụ nữ lớn tuổi (sau 40 đến 45 tuổi) dường như không làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

Uống rượu bia

Uống rượu bia có liên quan rõ ràng đến việc tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú sẽ tăng theo số lượng rượu  mà bạn uống mỗi ngày. Nếu phụ nữ uống khoảng 1 lon bia (có nồng độ 5%) mỗi ngày có nguy cơ tăng khoảng 7% đến 10% so với những người không uống rượu bia. Trong khi nếu uống 2 đến 3 lon bia mỗi ngày có nguy cơ cao hơn. Khoảng 20% ​​so với những người không uống. Hơn nữa, rượu bia cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Tốt nhất là bạn không nên uống rượu bia. Đối với người có sở thích uống rượu bia, không nên uống quá 1 lon bia mỗi ngày.

Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Khi có nhiều mô mỡ hơn trong cơ thể sẽ làm tăng nồng độ estrogen. Đó là một hormone làm tăng khả năng mắc ung thư vú. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cân nặng và nguy cơ ung thư vú rất phức tạp.

Cân nặng cũng có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến các loại ung thư vú khác nhau. Thừa cân sau mãn kinh có liên quan chặt chẽ hơn đến việc tăng nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng, thừa cân trước khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú bộ ba âm tính. Đó là loại ung thư vú không biểu hiện các thụ thể hormone estrogen, progesterone và HER2. Ung thư vú nhóm này khó điều trị hơn rất nhiều so với nhóm dương tính với thụ thể hormone.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ cân nặng hợp lý trong suốt cuộc đời. Tránh tăng cân quá mức. Bằng cách cân bằng lượng thức ăn với hoạt động thể chất.

Bạn đã biết nguyên nhân ung thư vú chưa?
Béo phì hay thừa cân sẽ tăng nguy cơ ung thư vú.

Không hoạt động thể chất

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt là ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Vấn đề chính là cần hoạt động bao nhiêu là đủ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ vài giờ mỗi tuần cũng có thể hữu ích. Lời khuyên dành cho bạn là nên tập thể dục từ 150 đến 300 phút với cường độ vừa phải. Hoặc từ 75 đến 150 phút với hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần.

Không có con

Phụ nữ chưa có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Mang thai nhiều lần và mang thai sớm sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thai kỳ đến nguy cơ ung thư vú cũng rất phức tạp. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong khoảng 10 năm đầu tiên sau khi sinh con. Sau đó, nguy cơ giảm dần theo thời gian.

Không cho con bú

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt nếu vẫn tiếp tục cho con bú ít nhất một năm.

Các biện pháp tránh thai

Một số phương pháp tránh thai liên quan đến sử dụng hormone nên có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Thuốc tránh thai: Hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ ung thư vú cao hơn một chút so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng thuốc, nguy cơ này dường như trở lại bình thường trong vòng khoảng 10 năm.

Que cấy tránh thai, dụng cụ tử cung (IUD) …: Những hình thức kiểm soát sinh sản này cũng sử dụng hormone. Về lý thuyết có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư vú. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.

Liệu pháp hormone sau khi mãn kinh

Liệu pháp hormone với estrogen (thường kết hợp với progesterone) đã được sử dụng trong nhiều năm. Phương pháp này có tác dụng giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Tùy theo phương pháp điều trị, ảnh hưởng của nó đến nguy cơ ung thư vú cũng khác nhau.

Khả năng chữa trị ung thư vú trong giai đoạn sớm là rất tích cực. Tham khảo bài viết sau đây của YouMed nhấn mạnh đến những dấu hiệu ung thư vú mà chị em phụ nữ nên biết để có thể phát hiện sớm căn bệnh này: Dấu hiệu ung thư vú mà mọi chị em phụ nữ cần biết

Nguyên nhân ung thư vú

Nguyên nhân ung thư vú vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Do đó, rất khó để biết lý do tại sao một phụ nữ có thể phát triển ung thư vú nhưng người khác lại không. Và nếu bạn đã từng được chẩn đoán ung thư vú và điều trị, vẫn có khả năng bị ung thư lại.

Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ung thư vú của bạn. Trong số này bạn không thể làm bất cứ điều gì, nhưng một số khác bạn có thể thay đổi được.

Giống như tất cả các loại ung thư khác, ung thư vú xuất hiện do có sự tạo ra từ các tế bào bất thường phát triển ngoài tầm kiểm soát. Những tế bào đó cũng có thể di chuyển đến những nơi trong cơ thể bạn.

Ung thư vú được phát hiện sớm có thể điều trị tốt và tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đến 80-90%. Do đó, hãy thường xuyên tự thăm khám và chú ý những thay đổi bất thường của cơ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm dấu hiệu ung thư vú: Cách nhận biết ung thư vú: Thông tin quan trọng cho chị em

Việc tìm hiểu nguyên nhân ung thư vú và những yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn điều chỉnh lối sống phù hợp để giảm khả năng mắc ung thư vú. Bên cạnh những yếu tố không thể thay đổi như giới tính, tuổi, gen di truyền thì bạn có thể tác động đến chế độ ăn, vận động hay việc sử dụng thuốc tránh thai. 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc] Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?
“Nhịp tim 117 có nguy hiểm không?” là một câu hỏi quen thuộc mà nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường. Trên thực tế, để
Hình ảnh tin tức Uống chanh mật ong có giảm mỡ máu không?
Mỡ máu cao hiện là một trong những tình trạng đáng báo động bởi không chỉ người lớn tuổi mà nhiều người trẻ cũng đang gặp phải. Mỡ máu cao gây ra
Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như