Bàn chân bẹt là gì? Bàn chân bẹt có chữa được không?

Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến. Bàn chân bẹt xuất hiện khoảng 30% dân số trên thế giới. Tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu lên cấu trúc xương khớp ở vùng bàn chân. Từ đó, ảnh hưởng lên quá trình phát triển thể chất và gây giảm chất lượng cuộc sống. Phát hiện và điều trị sớm bàn chân bẹt giúp cho việc phục hồi chức năng của bàn chân trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng YouMed tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bàn chân bẹt qua bài viết này nhé!

1. Bàn chân bẹt là gì?

Nếu nhìn vào cạnh trong của bàn chân người lớn, bạn sẽ thấy có một đường cong hướng  lên. Đây được gọi là vòm bàn chân. Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân phẳng lì, mất đường cong.

Trên thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt. Khi trẻ 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ được hình thành cùng với hệ thống dây chằng trở nên vững chắc. Điều này giúp cho bàn chân chịu được sức nặng cơ thể. Từ đó đi lại, chạy nhảy linh hoạt, nhẹ nhàng.

Bàn chân bẹt là gì? Bàn chân bẹt có chữa được không?
Bàn chân bẹt là gì? Bàn chân bẹt có chữa được không?
Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt

2. Nguyên nhân của bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt ở người lớn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Một tình trạng bất thường từ lúc sinh.
  • Các gân vùng bàn chân bị rách hoặc bị kéo căng hoặc bị viêm.
  • Các xương vùng bàn chân bị gãy hoặc sai vị trí.
  • Bất thường thần kinh.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Bại não.
  • Di truyền.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt như:

3. Làm sao để phát hiện ra bàn chân bẹt?

Từ 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân bắt đầu được hình thành. Do đó, bố mẹ có thể bắt đầu kiểm tra cho con ở độ tuổi này.

  • Cách 1

Làm ướt bàn chân của trẻ. Yêu cầu trẻ đặt chân in lên một tờ giấy trắng. Nếu thấy dấu ấn của cả bàn chân thì có thể trẻ đã bị bàn chân bẹt. Nếu phần hình in có khoảng trống nhỏ thì bố mẹ có thể yên tâm.

  • Cách 2

Bố mẹ cho trẻ dẫm chân lên cát. Quan sát hình in bàn chân trên cát. Nếu có đường cong thì bình thường. Ngược lại thì có thể trẻ bị bàn chân bẹt.

  • Cách 3

Dùng trực tiếp ngón tay sờ vào lòng bàn chân khi trẻ đứng trên mặt phẳng. Nếu ngón tay không thể luồn vào được gan bàn chân thì có thể trẻ bị bàn chân bẹt.

4. Bàn chân bẹt ảnh hưởng như thế nào?

Bàn chân bẹt khiến cấu trúc cơ xương khớp bàn chân bị biến dạng theo thời gian. Bàn chân không đủ linh động khiến chạy nhảy dễ bị ngã. Ngoài ra, khớp gối, cột sống, thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng. Đau khớp là tình trạng khá phổ biến.

Nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến dạng bàn chân, gai gót chân, thoái hóa khớp…Về lâu dài, bàn chân bẹt ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây giảm chất lượng cuộc sống.

5. Bàn chân bẹt có chữa được không?

Nếu phát hiện biểu hiện của bàn chân bẹt, bạn cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị với đế giày chỉnh hình là giải pháp đơn giản và hiệu quả.

Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào độ nặng và nguyên nhân của bàn chân bẹt.

5.1 Đế giày chỉnh hình

Đó là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt. Nó giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục. Từ đó, hàng loạt rắc rối được ngăn chặn.

Bạn cần phải sử dụng đế giày này thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày.

Bàn chân bẹt là gì? Bàn chân bẹt có chữa được không?
Đế chỉnh hình là phương pháp an toàn, hiệu quả.

5.2 Các bài tập cho vòm chân

Có nhiều bài tập giúp nâng cao, làm mạnh và vững cho vòm chân của bạn. Bài tập kéo dãn gót chân, bài tập lăn trên quả bóng, bài tập với bục…Để được hướng dẫn, bạn nên tới trung tâm phục hồi chức năng uy tín nhé!

Bàn chân bẹt là gì? Bàn chân bẹt có chữa được không?
Bài tập với bóng

Bàn chân bẹt là một dị tật khá phổ biến, chiếm khoảng 30%. Bàn chân bẹt về lâu dài là tình trạng khá nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, bàn chân bẹt gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, gây giảm chất lượng cuộc sống. Khi có biểu hiện của bàn chân bẹt, bạn cần được khám bới các chuyên gia để đưa ra điều trị hiệu quả.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàn chân bẹt. Đó là những phương pháp gì? Phương pháp nào hiệu quả? Hãy cùng Youmed tìm hiểu qua bài viết sau: Bài tập cho người bàn chân bẹt

5.3 Điều trị các triệu chứng

Thuốc giảm đau và giảm viêm có thể cần khi bạn bị đau và viêm khớp. Tuy nhiên, các thuốc này đều có tác dụng phụ. Hãy uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!

5.4 Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể là lựa chọn cho những trường hợp nặng và là phương án cuối cùng. Bác sĩ có thể tạo một vòm chân, sửa chữa cấu trúc gân, xương bàn chân.

Thông thường, phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng.

Như vậy, bàn chân bẹt về lâu dài là tình trạng khá nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, bàn chân bẹt gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, gây giảm chất lượng cuộc sống. Khi có biểu hiện của bàn chân bẹt, bạn cần được khám bới các chuyên gia để đưa ra điều trị hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì về bài viết, hãy để lại thông tin bên dưới. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Bàn chân rớt là dấu hiệu của các tổn thương tiềm ẩn của thần kinh, cơ. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống con người. Ngoài việc gây khó khăn trong đi lại, bàn chân rớt còn làm người bệnh cảm thấy tự ti và gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

Hãy cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn về dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm này: Bàn chân rớt: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu