Bạn cần làm gì khi bị nhiễm Cryptosporidium?

Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Ở hầu hết người khỏe mạnh, nhiễm cryptosporidium thường gây tiêu phân nước. Triệu chứng sẽ giảm sau một đến hai tuần. Nếu hệ thống miễn dịch suy giảm, nhiễm cryptosporidium có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị. Bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu về bệnh này và học cách phòng bệnh nhé.

1. Các triệu chứng nhiễm Cryptosporidium

Triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện sau nhiễm cryptosporidium 1 tuần, gồm:

  • Tiêu chảy phân nước
  • Mất nước
  • Chán ăn
  • Sụt cân
  • Đau âm ỉ vùng thượng vị
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn ói

Các triệu chứng kể trên có thể kéo dài 2 tuần, thậm chí cả tháng ngay cả ở người khỏe mạnh. Một số người mắc cryptosporidium có thể nhiễm mà không có triệu chứng.

Bạn nên đi khám khi nào?

Bạn nên đi khám ngay nếu đi tiêu chảy phân nước kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm.

2. Nguyên nhân nhiễm Cryptosporidium

Đường lây truyền cryptosporidium chủ yếu lây truyền qua đường phân miệng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng cư trú tại thành ruột non. Sau đó chúng sản sinh ra các nang và thải qua phân và dễ lây lan.

Bạn có thể bị nhiễm cryptosporidium khi tiếp xúc với phân như:

  • Uống nước nhiễm bẩn có chứa kí sinh trùng cryptosporidium.
  • Đi bơi vùng nước nhiễm bẩn và nuốt sặc nước bẩn.
  • Ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, nhiễm bẩn và chứa nang cryptosporidium
  • Chạm tay vào miệng sau khi tay chạm vô các bề mặt đồ vật hoặc động vật bị nhiễm phân người bệnh

Nguy cơ mắc cryptosporidium sẽ tăng cao ở người suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS. Người mắc thường có triệu chứng kéo dài hơn bình thường, dễ trở nặng và khó trị hơn. Xem thêm: Trùng roi kí sinh ở ruột: Nhiễm Giardia Lamblia

Bạn cần làm gì khi bị nhiễm Cryptosporidium?
Uống hay tắm với nước nhiễm bẩn có thể làm người dùng mắc bệnh Cryptosporidium.

3. Kí sinh trùng Cryptosporidium

Cryptosporidium là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy nhiễm trùng ở con người. Kí sinh trùng rất khó để diệt trừ vì chúng kháng rất nhiều thuốc và không thể được thanh lọc qua các lưới lọc. Cryptosporidium thường bị diệt khi đun sôi. Nang cryptosporidium thường tồn tại ngoài môi trường nhiều tháng ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau.

4. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh là gì?

Một số đối tượng có nguy cơ mắc cryptosporidium cao hơn gồm:

  • Trẻ nhỏ, nhất các trẻ còn mang tả giấy, đi học trường mẫu giáo.
  • Cha mẹ có con đang nhiễm bệnh
  • Người chăm sóc trẻ
  • Nhân viên chăm nuôi thú vật
  • Người có hoạt động tình dục qua đường miệng- hậu môn (oral to anal sex). Tham khảo bài viết: Những bệnh có thể lây qua đường tình dục.
  • Khách du lịch, nhất là người bệnh mới đi đến các nước đang phát triển
  • Nhà thám hiểm, nhà leo núi… có nguy cơ uống nguồn nước chưa kí sinh trùng
  • Người đi tắm hồ hít sặc nước hồ bơi, sông ngòi bị nhiễm Cryptosporidium
  • Người uống nước từ những nguồn kém vệ sinh

Bạn cần làm gì khi bị nhiễm Cryptosporidium?
Trẻ nhỏ đi học nhà trẻ dễ bị nhiễm Cryptosporidium

5. Các biến chứng khi nhiễm Cryptosporidium

Biến chứng của nhiễm cryptosporidium gồm:

  • Suy dinh dưỡng do đường ruột giảm khả năng hấp thu
  • Mất nước mức độ nặng
  • Sụt cân đáng kể
  • Viêm gan, viêm đường mật và viêm ruột
  • Viêm đường mật

Thông thường nhiễm cryptosporidium không nguy hại đến tính mạng. Nhưng ở người ghép tạng hoặc suy giảm miễn dịch, nhiễm cryptosporidium có thể gây nguy hiểm.

6. Biện pháp phòng ngừa

Đây là một bệnh dễ lây lan, nên cần phải rất cẩn thận để tránh gây lay lan dịch bệnh. Tới nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa nhiễm cryptosporidium.

Để hạn chế nhiễm bệnh, chúng ta cần:

  • Lối sống lành mạnh. Rửa tay ít nhất 20 giây với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh hoặc thay tả, trước và sau khi ăn. Dung dịch sát khuẩn không thể tiêu diệt cryptosporidium.
  • Rửa sạch trái cây và rau củ trước khi ăn. Nên tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc. Nếu du lịch đến các nước đang phát triển, bạn nên tránh ăn những thực phẩm chưa nấu chín
  • Lọc nước trước khi uống. Bạn nên lọc nước trước khi dùng nếu bản thân tình trạng suy giảm miễn dịch hay đi du lịch đến nên có yếu tố nguy cơ cao nhiễm bệnh. Đun sôi nước ít nhất 1 phút hoặc lọc nước trước khi uống. Nhưng đun sôi nước giúp tiêu diệt cryptosporidium hiệu quả hơn.
  • Tránh hoạt động tình dục có liên quan đến đường phân miệng.

Khi bị tiêu chảy bạn nên tránh đi bơi. Đặc biệt nếu đã biết bản thân nhiễm cryptosporidium, trong vòng 2 tuần sau khi hết triệu chứng bạn không nên đi bơi.

Bạn cần làm gì khi bị nhiễm Cryptosporidium?
Luôn lọc hoặc đun sôi nước trước khi uống.

7. Chẩn đoán bệnh

Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nhiễm cryptosporidium gồm:

  • Nhuộm acid mẫu bệnh phẩm (phân hoặc sinh thiết mô đường ruột).
  • Cấy phân: không giúp phát hiện cryptosporidium nhưng giúp loại trừ các nguyên nhân khác.
  • Một số xét nghiệm khác. Sau khi đã chẩn đoán chắc chắn bạn nhiễm cryptosporidium, bác sĩ có thể đề nghị thêm một số xét nghiệm đánh giá mức độ biến chứng của bệnh. Ví dụ có thể bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm chức năng gan mật.

8. Phương pháp điều trị

Hầu hết những người khỏe mạnh có thể tự khỏi dù không điều trị.

Với người suy giảm miễn dịch, điều trị nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và tăng cao hệ miễn dịch người mắc.

  • Thuốc diệt kí sinh trùng. Một số loại thuốc như nitazoxanide (Alinia) có thể giúp giảm tiêu chảy do kí sinh trùng. Azithromycin (Zithromax) có thể là một trong các thuốc giúp nâng đỡ hệ miễn dịch.
  • Thuốc giảm nhu động ruột. Những thuốc này giúp giảm nhu động ruột và tăng tái hấp thu nước lòng ruột. Nhờ đó giảm tiêu chảy và giảm lượng nước mất qua phân. Một số loại thuốc như loperamide.Tuy vậy, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Bù dịch. Tiêu chảy kéo dài có thể làm bạn mất nước đáng kể. Cần bù nước và điện giải bằng đường uống hay đường truyền, giúp ổn định lượng dịch trong cơ thể.
  • Thuốc ARV. Nếu người nhiễm đang mắc HIV/AIDS, thuốc ARV sẽ giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể và nâng đỡ hệ miễn dịch.

Bạn cần làm gì khi bị nhiễm Cryptosporidium?
Đối với người suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm độ nặng của bệnh.

Tóm lại, nhiễm Cryptosporidium là một bệnh có thể gặp ở người hoàn toàn khỏe mạnh và người suy giảm miễn dịch. Khi bị tiêu chảy cấp và có yếu tố nguy cơ mắc cryptosporidium, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ đề nghị làm một số xét nghiệm và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về phòng tránh nhiễm Cryptosporidium.

Bác sĩ Vũ Thành Đô

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Hội chứng siêu nữ là gì? Chẩn đoán thế nào, điều trị ra sao?
Mới đây, thông tin về việc bé gái mắc hội chứng siêu nữ ra đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người, nhất là các mẹ bầu.
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra bao cao su trước và sau khi quan hệ
Bao cao su hết hạn sử dụng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài hoặc dùng sai cách là những nguyên nhân thường gặp khiến bao cao su bị
Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang