Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xét nghiệm giúp tầm soát ung thư phổi đang được áp dụng tại các bệnh viện.
Ai nên tầm soát ung thư phổi?
Những người sau đây được khuyến khích nên tầm soát ung thư phổi hằng năm:
- Từ 50 – 80 tuổi có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào từ 20 năm trở lên và hiện vẫn đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc chưa tới 15 năm
- Hút thuốc với số lượng nhiều, chẳng hạn như 20 năm mỗi ngày một gói hoặc 10 năm mỗi ngày hai gói
- Hít phải khói thuốc bị động
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hay chất phóng xạ do tính chất nghề nghiệp
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
- Có vấn đề về phổi mãn tính.
Sở dĩ tầm soát ung thư phổi không được khuyến khích cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho những người trưởng thành có nguy cơ cao phát triển bệnh do tiền sử, tuổi tác và thói quen hút thuốc, vì nó có thể gây ra những rủi ro như:
- Đôi khi cho kết quả dương tính giả, tức là nghi ngờ một người bị ung thư phổi mặc dù họ không có ung thư, dẫn đến việc những xét nghiệm và phương pháp điều trị về sau là không cần thiết và gây ra nhiều rủi ro hơn.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cũng có thể rơi vào trường hợp chẩn đoán quá mức và đưa ra những cách điều trị không cần thiết, trong khi ung thư chưa gây ra vấn đề gì cho bệnh nhân.
- Bức xạ từ các xét nghiệm được lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ ung thư ở những người khỏe mạnh.
Nếu bạn thấy mình xuất hiện các triệu chứng bất thường về hô hấp kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân thì cũng nên làm tầm soát ung thư phổi.
Bác sĩ cũng khuyến cáo nên dừng tầm soát ung thư phổi hàng năm khi người được tầm soát:
Chương trình Siêu khuyến mại tháng 8 - 9/2023