Bác sĩ trả lời câu hỏi: trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Mọc răng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành răng miệng của mọi trẻ em. Trẻ có thể sẽ có những biểu hiện khác lạ do ảnh hưởng mọc răng trong thời gian này. Trong đó, tăng thân nhiệt hay sốt là vấn đề mà rất nhiều bé mắc phải. Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì là điều mà rất nhiều phụ huynh đang băn khoăn. Bài viết sau đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.  

Hiểu rõ hơn về sốt khi mọc răng?

Mọc răng bắt đầu khi bé 4-7 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên lú lên trên lợi. Răng của bé cũng có thứ tự mọc và cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng mỗi lần mọc răng. Sau đây là trình tự mọc răng lý tưởng ở trẻ:

  • Đầu tiên 4 răng cửa giữa sẽ mọc lên.
  • Tiếp theo là đến 4 răng cửa bên.
  • Sau khi gần như hoàn tất quá trình mọc răng cửa, 4 răng cối sữa đầu tiên sẽ bắt đầu mọc.
  • Bốn răng nanh sữa cũng sẽ đến ngay sau đó.
  • Đến khoảng ba tuổi, bé sẽ hoàn tất quá trình mọc răng sữa.

Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng và các cách giảm nhẹ triệu chứng

Tuy nhiên, một số ít bé có biểu hiện mọc răng ngay từ những tuần sau sinh. Nếu điều này không làm cản trở hoạt động ăn uống của bé, thì đây không phải là một vấn đề đáng ngại.

Trong thời kỳ mọc răng, một số trẻ phản ứng lại thông qua hoạt động tăng thân nhiệt nhẹ. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé không bao giờ tăng quá 38 độ C, điều này cũng làm cha mẹ lầm tưởng bé bị sốt. Thân nhiệt của bé sẽ trở về bình thường sau thời gian này. Vậy, sốt có nguy hiểm không và trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo

Trẻ mọc răng có thể có những biểu hiện bất thường khác như:

  • Phát ban ở mặt, vùng thường xuyên dính nước dãi.
  • Cắn đồ vật khác.
  • Chảy nước dãi nhiều.
  • Khóc nhiều hơn.
  • Thường xuyên nghiến răng, cắn răng.

Xem thêm: Sốt phát ban: Những điều cần biết

Bác sĩ trả lời câu hỏi: trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Chảy dãi thường xuyên là dấu hiệu của trẻ mọc răng

Đây là những hoạt động bình thường khi trẻ mọc răng, và không gây nguy hiểm. Song, cha mẹ cần chú ý trẻ vì bé thường xuyên cắn những đồ vật trong nhà có thể gây nguy hiểm.

Tình trạng trẻ sốt mọc răng cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý bé bị sốt do bệnh hay sốt do mọc răng. Phân biệt hai vấn đề này có thể rất khó khăn vì chúng biểu hiện tương tự nhau. Nếu sốt kèm một trong những triệu chứng sau, cha mẹ nên nghi ngờ bé sốt do bệnh lý.

  • Ho và hắt hơi nhiều.
  • Nôn ói hay tiêu chảy.
  • Sốt > 38 độ C.
  • Đổ mổ hôi nhiều.
  • Bé mệt, yếu, ít chơi.
  • Chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
  • Phát ban.
  • Thường xuyên khóc nhiều hơn bình thường.
  • Rùng mình, ớn lạnh.
  • Bú kém.

Vậy, phụ huynh có thể xử trí gì và trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì sẽ được giải đáp tiếp qua phần sau.

Xem thêm: Những điều cần biết về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sốt mọc răng có cần phải uống thuốc?

Trẻ sốt mọc răng nên uống thuốc gì thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé vì thuốc dành cho trẻ em không giống người lớn và liều lượng thấp hơn. Đa phần sốt do mọc răng không cần phải sử dụng thuốc điều trị. Nhưng nếu điều này làm bé khó chịu và tác động đến sinh hoạt của bé, thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại.

Tylenol

Thành phần chính của Tylenol là paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Phụ huynh phải khai báo với bác sĩ cân nặng của bé trước khi thực hiện chỉ định. Thuốc có thể dùng dạng viên uống hoặc dạng nước uống, tùy vào độ tuổi, sự thuận tiện mà bé được dùng loại thuốc nào. Phụ huynh nên sử dụng kèm ly có chia vạch để dễ đong đo lượng thuốc.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt, giảm đau Tatanol (acetaminophen): Những lưu ý khi dùng

Bác sĩ trả lời câu hỏi: trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Tylenol là thuốc được chỉ định cho các bé bị sốt mọc răng

Thuốc có thể uống mỗi 4-6 giờ nếu cần, nhưng không nên quá 5 lần mỗi ngày. Trước khi đi ngủ trưa hoặc tối cũng nên cho bé uống một liều giúp bé ngủ ngon hơn. Khuyến khích phụ huynh nên chơi cùng bé nhiều hơn vào ban ngày để bé quên đi các triệu chứng. Nên hạn chế sử dụng thuốc thường xuyên và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Motrin

Motrin là ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, giảm đau, là một lựa chọn cho trẻ hơn sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, thuốc không phải là lựa chọn đầu tiên vì có thể gây ra một số hiệu ứng không mong muốn. Chỉ định thuốc nếu bé đáp ứng kém với tylenol và phải phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ chuyên môn. Cũng như tylenol, thuốc phải định liều dựa vào cân nặng và độ tuổi của trẻ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì. Phụ huynh cũng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này.

Biện pháp không dùng thuốc

  • Mặc trang phục thoáng mát, gọn nhẹ giúp bé mát mẻ, giảm thân nhiệt.
  • Tránh đắp quá nhiều mền gối xung quanh bé.
  • Cho bé bú nhiều hơn giúp bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển răng và làm mát cho trẻ.
  • Không nằm phòng lạnh, khuyến khích dùng quạt hơn dùng máy lạnh.
  • Dỗ dành, âu yếm và chơi với bé nhiều hơn giúp trẻ thoải mái, quên đi sự khó chịu do triệu chứng.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bé sốt kèm với những triệu chứng gợi ý bệnh lý, phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm. Đặc biệt, khi bé có những dấu hiệu nguy hiểm toàn thân như bỏ bú, nôn ói nhiều, co giật, li bì, cha mẹ nên khẩn trương đưa bé đi viện để được xử trí kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng và quyết định liệu bé có cần dùng thuốc hay không. Sử dụng thuốc như thế nào đều phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ trả lời câu hỏi: trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?
Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường nguy hiểm

Trẻ sốt mọc răng tuy thường gặp nhưng không phải vấn đề nghiêm trọng mà phụ huynh phải lo lắng. Hi vọng, bài viết trên đã tháo gỡ những khúc mắc về trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào, bạn hãy đến gặp bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn nhiều hơn.

Nguồn: youmed.vn

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Uống nước dâu tằm có tác dụng gì khi quan hệ? Bí quyết bùng lửa yêu từ nước dâu tằm
Từ lâu, dâu tằm được biết đến là thức quả giàu giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả nam và nữ. Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa
Hình ảnh tin tức Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt? Tần suất quan hệ cho vợ chồng
Tần suất quan hệ tình dục được khuyến khích theo độ tuổi là đối với thanh niên từ 20 – 30 tuổi nên quan hệ 3 – 5 lần/tuần; từ 31 – 40 tuổi thì 2 -3 
Hình ảnh tin tức Mách bạn 6 mẹo hay trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian
Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến với các triệu chứng như: đau đầu, nghẹt mũi, đau họng, da khô không ra mồ hôi, đau nhức
Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng