Apitim là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Apitim là thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Cách dùng thuốc như thế nào là đúng? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Thuốc chống chỉ định với những đối tượng nào? Tất cả sẽ được Dược sĩ Trần Việt Linh giải đáp trong bài viết sau. 

Hoạt chất trong Apitim: Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat).

Thuốc chứa thành phần tương tự: TV. Amlodipin, Amlodipin Stada, Amlodipin Domesco, Amlodipin Mekophar,…

Apitim là thuốc gì?

Apitim là một sản phẩm thuốc điều trị bệnh lý tim mạch của Công ty Dược phẩm Hậu Giang (DHG). Thuốc được điều chế ở dạng viên nang cứng (vàng – trắng).

Thành phần của thuốc Apitim

Thành phần của thuốc là Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat) 5 mg và tá dược vừa đủ.

Công dụng của từng thành phần

Amlodipin là hoạt chất chẹn kênh Calci qua màng tế bào thuộc nhóm Dihydropyridin. Thuốc tác động trên tế bào cơ tim và cơ trơn của thành mạch. Từ đó, thuốc trực tiếp làm giãn cơ trơn và giảm sức cản tại mạch máu ngoại biên nên làm hạ huyết áp.

Apitim
Apitim là thuốc chẹn kênh Calci được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh nhân tăng huyết áp

Ngoài ra, Amlodipin còn có tác dụng dược lý là chống đau thắt ngực (do giảm hậu tải tim, giãn các tiểu động mạch ngoại biên). Đồng thời, Amlodipin không làm tăng nhịp tim nên tim không tăng nhu cầu oxy và không tiêu hao năng lượng. Bên cạnh đó, Amlodipin có khả năng làm giãn mạch vành (động mạch và tiểu mạch) và tăng cung cấp oxy cho cơ tim.

Tác dụng Apitim

Thuốc được chỉ định trong những trường hợp:

  • Điều trị các trường hợp tăng huyết áp (ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc biến chứng chuyển hoá).
  • Phòng ngừa hiệu quả ở bệnh nhân có cơn đau thắt ngực ổn định.

Cách dùng và liều dùng Apitim

Cách dùng

Apitim dạng viên nang được dùng kèm với chất lỏng thích hợp như nước lọc. Tuyệt đối không tự ý bẻ đôi thuốc.

Liều dùng cho từng đối tượng

Thuốc sẽ có tác dụng khác nhau ở từng người bệnh.

Thông thường, liều bắt đầu: 5 mg x 1 lần/ngày, sau đó tăng dần. Sau đó, tuỳ theo tình trạng bệnh mà tăng dần liều đến 10 mg x 1 lần/ngày để đạt được kết quả mong muốn.

Trong trường hợp sử dụng với các thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc chẹn Beta hoặc thuốc ức chế men chuyển, thuốc không cần thay đổi liều điều trị.

Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc làm theo hướng dẫn của chuyên gia y tế trước khi dùng. Thuốc được dùng theo sự kê đơn của chuyên gia y tế. Mọi thắc mắc xin sự tư vấn từ chuyên gia y tế.

Apitim giá bao nhiêu?

Giá bán có thể thay đổi phụ thuộc vào đơn vị phân phối và bán lẻ. Thông thường, giá thuốc sẽ dao động khoảng 991 VNĐ/viên nang.

Tác dụng phụ của Apitim

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Thuốc thường tác động đến hệ thần kinh gây đau đầu, ngủ gà, chóng mặt. Bên cạnh đó, người dùng có thể cảm thấy mặt đỏ bừng, đánh trống ngực. Trong quá trình dùng thuốc, thuốc cũng có thể gây phù, mệt mỏi. Thuốc còn tác động đến hệ tiêu hoá gây đau bụng, buồn nôn.

Tác dụng phụ ít gặp hơn

Một tác dụng phụ ít gặp hơn nhưng khá nghiêm trọng ở mạch máu và hạch bạch huyết là giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu, viêm mạch máu. Đôi khi, thuốc gây rối loạn chuyển hoá dẫn đến tăng đường huyết. Khi dùng thuốc, người bệnh có cảm giác rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính cách. Ngoài ra thuốc gây tăng trương lực cơ, bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn vị giác, run rẩy. Việc giảm xúc giác/dị cảm, ù tai, rối loạn hệ ngoại tháp cũng là một tác dụng phụ của thuốc. Thuốc cũng ảnh hưởng đến hô hấp gây ho, khó thở, viêm mũi.

Tác dụng phụ ít gặp

Những tác dụng phụ ít gặp bao gồm: đau đầu, chóng mặt, chảy máu, đau bụng, gầy sút.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể gây tương tác với những hoạt chất khác như sau:

  • Thuốc dùng trong gây mê làm tăng tác dụng của Apitim và có thể làm huyết áp giảm mạnh hơn.
  • Lithium khi được sử dụng cùng với Apitim có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thuốc kháng viêm không steroid, đặc biệt là Indomethacin có thể làm giảm tác dụng của Apitim.
  • Chú ý theo dõi khi dùng chung với các thuốc liên kết cao với protein huyết tương với Apitim (như dẫn chất Coumarin, Hydantoin…).
Apitim
Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn

Đối tượng chống chỉ định dùng Apitim

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định với những người suy tim đang diễn tiến.
  • Chống chỉ định với những người có tiền sử quá mẫn với dihydropyridin.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Apitim?

Các thuốc chẹn kênh calci có thể ức chế cơn co tử cung sớm. Chống chỉ định với phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu của thai kỳ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Đối tượng thận trọng khi dùng

Thận trọng với những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, có bệnh lý hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

Xử lý khi quá liều Apitim

Bạn cần chú ý cách xử lý khi quá liều như sau:

  • Phát hiện những bất thường tại tim mạch bằng điện tâm đồ. Đồng thời, chữa trị triệu chứng thực thể lên tim mạch cùng với rửa dạ dày và cho uống than hoạt. Bổ sung chất điện giải khi cần.
  • Trường hợp nhịp tim chậm và bốc tim phải tiêm tĩnh mạch atropin, tiêm tĩnh mạch calci gluconat, isoprenalin hoặc adrenalin hoặc dopamin bằng bơm tiêm điện để đảo ngược lại tác dụng chẹn calci.
  • Với người bệnh giảm thể tích tuần hoàn cản truyền dung dịch natri clorid 0,9%, khi cần phải đặt máy tạo nhịp tim. Trong trường hợp bị hạ huyết áp nghiêm trọng, phải tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%, adrenalin. Sau khi áp dụng những liệu pháp trên mà vẫn không hiệu qủa thì dùng Isoprenalin phối hợp với aminon.

Trường hợp quên liều Apitim

  • Uống liều đã quên ngay khi nhớ ra.
  • Trong trường hợp thời gian liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc.
  • Tuyệt đối không uống gấp đôi liều một lúc.

Lưu ý gì khi sử dụng

Đối với những bệnh nhân suy gan, thời gian bán thải của amlodipin tăng. Vì vậy, có thể cân nhắc cần phải giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng.

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Thuốc chỉ sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở khu vực thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ phòng dưới 30 ⁰C.

Apitim
Bạn nên để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Apitim có chức năng chẹn kênh Calci, hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Đây là thuốc kê đơn và sử dụng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ điều trị. Khi gặp phải những tác dụng phụ của Apitim, người dùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ Trung tâm cấp cứu 115 để được xử trí.