Áp xe răng: Bệnh lý nha khoa bạn cần cẩn thận!

Áp xe răng (hay áp xe quanh chóp răng) là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh đau và khó chịu, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Vậy áp xe răng là gì, cách nhận biết và điều trị như thế nào? 

Áp xe răng là gì?

Đây là tình trạng khối mủ tạo ra ở quanh chóp răng. Nguyên nhân do nhiễm trùng bởi các vi khuẩn thoát ra từ tủy răng hoại tử.

Dấu hiệu nhận biết áp xe răng

Tình trạng này thường gặp ở người có vấn đề răng sâu, răng có miếng trám cũ hoặc đã lấy tủy, răng chấn thương. Dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết áp xe tùy thuộc vào từng dạng.

Áp xe răng: Bệnh lý nha khoa bạn cần cẩn thận!
Áp xe răng gây khó chịu và đau đớn cho người mắc bệnh

Các dạng áp xe răng:

Áp xe quanh chóp cấp Áp xe quanh chóp mạn Áp xe quanh chóp tái phát
Biểu hiện nặng nhất:
1/ Sưng: tiến triển nhanh; tại vị trí của một răng hoặc lan rộng.
2/ Đau: nhanh, đột ngột, dữ dội khi sờ hay cắn trúng.
3/ Cảm giác răng lung lay, trồi lên.
4/ Trường hợp nặng nhiễm trùng toàn thân có thể kèm các triệu chứng: sốt cao, khó chịu
1/ Răng không đau hoặc đau nhẹ.
2/ Nhạy cảm nhẹ khi sờ nướu răng nghi ngờ.
3/ Có thể thấy lỗ dò , hoặc khối phập phều ở vùng nướu.
Triệu chứng tương tự áp xe cấp, xảy ra ở răng đã lấy tủy.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Áp xe răng thường xuất hiện do sự tiến triển của tình trạng viêm quanh chóp răng. Lúc này, mô tủy đã hoại tử do:

  • Miếng trám lâu ngày bị hở.
  • Sâu răng không được điều trị.
  • Điều trị nội nha (lấy tủy) không đạt.
  • Chấn thương khớp cắn do phục hồi (miếng trám, mão hay cầu) .

Áp xe răng có nguy hiểm không? 

Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tình trạng áp xe sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như:

  • Xương: Nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương hàm làm tiêu xương, có thể biến chứng gãy xương.

  • Mô mềm: Một số trường hợp, áp xe lan ra khỏi xương vào mô mềm. Sự lan rộng nhiễm trùng trong mô mềm vùng mặt, xoang miệng và cổ gây ra: Viêm mô tế bào . Có thể gây phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

  • Máu: Vi khuẩn đi vào dòng máu gây nhiễm trùng máu,  lan rộng nhiễm trùng đến các vùng khác của cơ thể. Đặc biệt ở những người có mắc các bệnh toàn thân như: tiểu đường, tim mạch… làm trầm trọng tình trạng bệnh.

Cách điều trị áp xe răng

Khi xuất hiện những triệu chứng như mô tả, bạn cần đến thăm khám nha sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Áp xe răng: Bệnh lý nha khoa bạn cần cẩn thận!
Hiện nay có nhiều cách để điều trị áp xe răng

Sau khi thăm khám, nha sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị áp xe răng bao gồm:

Điều trị tủy

Bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy. Điều này tạo điều kiện cho sự lành thương ở quanh chóp. Trường hợp áp xe cấp, trong lần gặp đầu có thể tạo một lỗ mở ở răng hoặc rạch áp xe để dẫn lưu mủ. Các lần hẹn tiếp theo sẽ thực hiện tiến trình điều trị tủy: làm sạch, bịt kín ống tủy và trám kín thân răng.

Nhổ răng

Tùy đánh giá của bác sĩ, nếu như răng không thể phục hồi sẽ được nhổ bỏ. 

Điều trị nội khoa (thuốc)

Đối với áp xe cấp, tùy theo tổng trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh phù hợp.

Điều chỉnh khớp cắn

Trường hợp nguyên nhân là từ chấn thương khớp cắn do phục hồi, cần mài điều chỉnh hoặc làm lại phục hồi để đạt được khớp cắn đúng.

Cấp cứu

Khi xuất hiện những triệu chứng như: sốt cao, khó thở… bạn cần nhanh chóng đến bất kỳ cơ sở y tế nào để cấp cứu.

Cách phòng ngừa áp xe răng

Áp xe răng đa số là do sâu răng không được điều trị. Do vậy cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng để tránh dẫn đến tình trạng trên bao gồm:

  • Chải răng: bằng phương pháp phù hợp sau mỗi bữa ăn. Kết hợp các phương pháp vệ sinh răng miệng khác như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng…
  • Chế độ ăn hợp lý: hạn chế lượng tiêu thụ đường lên men; có thể sử dụng các loại đường khác không gây sâu răng (ví dụ: sorbitol); tăng cường các thức ăn rau quả để kích thích tiết nước bọt. Hạn chế ăn vặt.
  • Lựa chọn sản phẩm: Sử dụng các sản phẩm có chứa F để ngăn ngừa sâu răng.
  • Thăm khám đều đặn: Thường xuyên thăm khám nha sĩ để kiểm soát tình trạng răng miệng, vệ sinh lấy vôi răng 6 tháng/ lần.
Áp xe răng: Bệnh lý nha khoa bạn cần cẩn thận!
Những trường hợp xảy ra chấn thương ảnh hưởng đến răng, cần thăm khám ngay để có điều trị phù hợp

Sau khi thực hiện các phục hồi, bạn cần cần tái khám và phản hồi những khó chịu cho nha sĩ để được điều chỉnh. Việc lựa chọn nơi điều trị tủy đúng kĩ thuật và tuân thủ đúng lời dặn khi điều trị  sẽ giúp tránh được những thất bại. Đây cũng là một trong các nguyên nhân góp phần dẫn đến áp xe.

Áp xe răng là một tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng thăm khám nha sĩ để kiểm soát tình trạng, tránh những biến chứng nguy hiểm nhé! 

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Uống nước dâu tằm có tác dụng gì khi quan hệ? Bí quyết bùng lửa yêu từ nước dâu tằm
Từ lâu, dâu tằm được biết đến là thức quả giàu giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả nam và nữ. Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa
Hình ảnh tin tức Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt? Tần suất quan hệ cho vợ chồng
Tần suất quan hệ tình dục được khuyến khích theo độ tuổi là đối với thanh niên từ 20 – 30 tuổi nên quan hệ 3 – 5 lần/tuần; từ 31 – 40 tuổi thì 2 -3 
Hình ảnh tin tức Mách bạn 6 mẹo hay trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian
Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến với các triệu chứng như: đau đầu, nghẹt mũi, đau họng, da khô không ra mồ hôi, đau nhức
Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng