Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

Áp xe má là nhiễm trùng xảy ra ở vùng má, với nguyên nhân chủ yếu là do răng (90%). Áp xe gây sưng vùng má; có thể kèm theo đau, sốt, há giới hạn và khó chịu. Vì cấu trúc giải phẫu vùng má có thông thương với các khoang khác vùng đầu cổ; do đó áp xe má có thể lan đến các vùng khác nếu không được điều trị kịp thời.  Việc dẫn lưu mủ và điều trị nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng YouMed tìm hiểu về các cấu trúc giải phẫu vùng má; nguyên nhân và cách điều trị bệnh này nhé!

1. Giải phẫu vùng má

Khoang má là một không gian mô mềm thuộc vùng đầu cổ. Nó là một khoảng trống bên trong má. Khoảng trống này nằm ở phía ngoài cơ cắn và phía trong so với cơ bám da và da.

Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Bệnh áp xe má

1.1 Ranh giới của khoang má gồm:

  • Phía trước là góc miệng
  • Phía sau là cơ cắn
  • Trên là cung gò má và các cơ bám gò má
  • Dưới là cơ hạ góc miệng
  • Cơ mút nằm phía trong
  • Cơ bám da cổ, mô dưới da và da phía ngoài

1.2 Các khoang thông thương:

Khoang má có thể thông thương với: khoang chân bướm hàm, hố dưới thái dương, khoang cơ cắn, khoạng cạnh hầu. Thâm chí có thể lan đến khoang nanh.

Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Giải phẫu vùng nanh và má

1.3 Bên trong vùng má chứa:

Khối mỡ má

Vùng má chứa khối mỡ má, còn gọi là cục mỡ Bichat. Khối mỡ má nằm giữa cơ cắn và cơ mút và bao phủ bởi một lớp mô liên kết mỏng. Phía sau trên, khối mỡ này phân cách cơ thái dương với các cơ chân bướm. Tại bờ trước cơ thái dương, khối mỡ lan lên trên đến hố thái dương, giữa bờ trước cơ thái dương và phía sau có thể nằm giữa cơ thái dương và mạc thái dương.

Chung quanh phần gân cơ thái dương, nơi bám tận ở bờ trước cành cao xương hàm dưới, khối mỡ má lan ra phía sau vào vùng chân bướm hàm. Phần mỡ lan vào vùng chân bướm hàm nằm xung quanh thần kinh lưỡi, thần kinh răng dưới và mạch máu răng dưới; đồng thời lan ra sau đến tận mặt sâu tuyến mang tai.

Về phía trên, phần mỡ này nằm giữa cơ chân bướm ngoài và cơ chân bướm trong, cuối cùng nối với phần mỡ hố chân bướm khẩu qua khe chân bướm khẩu ở bờ trước mảnh chân bướm ngoài. Như vậy, tổ chức mỡ này không đơn thuần là khối mỡ má mà là đệm mỡ giữa các cơ nhai.

Sự liên tục của khối mỡ má lên trên cũng là con đường liên thông giữa vùng má với vùng dưới thái dương, vùng chân bướm hàm và vùng thái dương. Ngoài ra, vùng má thông thương với vùng nanh phía trước.

  • ống dẫn lưu tuyến mang tai (ống dẫn Stenson)
  • động mạch và tĩnh mạch mặt trước
  • động mạch và tĩnh mạch mặt ngang

2. Nguồn nhiễm khuẩn

Trong các mô mềm của má, hệ vi sinh gây bệnh xâm nhập từ ổ nhiễm trùng của răng bị bệnh. Không thể loại trừ trường hợp sau chấn thương má cả từ bên ngoài lẫn trong khoang miệng. Trong trường hợp không điều trị, viêm nhiễm có thể lan sang các khu vực lân cận. Có thể do lây lan từ các tổn thương ở các vùng dưới tai và tuyến mang tai. Ngay cả những mụn nhọt thông thường cũng có thể gây viêm má.

Quá trình hình thành và phát triển áp xe do sâu răng không được điều trị:

Sâu răng gây hoại tử tủy, vi trùng sau một thời gian khu trú tại ống tủy sẽ vượt qua chóp răng gây nhiễm trùng các cấu trúc quanh chóp răng. Viêm quanh chóp cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau như : thể trạng kém; thủ thuật quá thô bạo trong ống tủy.; nhiễm trùng từ mô nha chu cũng có thể lan đến vùng quanh chóp theo đường dây chằng.

Nhiễm trùng từ vùng chóp sẽ lan theo nhiều hướng và phát triển mạnh theo hướng có đề kháng ít nhất. Nhiễm trùng lan rộng qua xương, đến vỏ xương làm bong màng xương tạo tổn thương dưới màng xương. Nếu tiếp tục đi xuyên qua lớp màng xương đến mô tế bào quanh hàm gây ra viêm mô tế bào; biểu hiện bằng sưng phổng ngách lợi.

Nếu được điều trị thích hợp bằng phương pháp nội nha tiêu chuẩn, nhiễm trùng sẽ được ngăn chặn tại đây. Nếu chỉ sử dụng kháng sinh đơn thuần, có thể làm ngưng phát triển của nhiễm trùng nhưng sẽ tái phát khi ngưng thuốc và răng nguyên nhân chưa được điều trị. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiếp tục phát triển và sẽ hình thành túi mủ: áp-xe. Từ đây, nhiễm trùng sẽ tiến triển theo nhiều hướng khác nhau tùy vào vị trí giải phẫu của từng răng.

Vị trí của nhiễm trùng sẽ được xác định tùy thuộc vào hai yếu tố sau:

  • Độ dày lớp xương bao phủ chung quang vùng chóp
  • Vị trí xuyên thủng xương của nhiễm trùng so với chỗ bám của cơ ở hàm trên và dưới
Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Áp xe má do các răng sau hàm trên và dưới

3. Nguyên nhân

Các bệnh về răng miệng có thể là nguyên nhân gây áp xe má

  • Áp xe nha chu: đây là một quá trình bệnh lý ở vùng chóp của chân răng;
  • Áp xe răng sau: Nhiễm trùng từ các răng cối hàm trên hoặc hàm dưới. Nếu nhiễm trùng đi cao hơn chỗ bám cơ mút (răng trên) hoặc thấp hơn chỗ bám cơ mút( răng dưới) sẽ lan ra mô tế bào vùng má làm sưng và biến dạng má; có khả năng dò ra da nếu không điều trị thích hợp.
  • Viêm quanh hàm cấp và mãn tính: với bệnh này, hệ vi sinh nhanh chóng đi đến các mô mềm và tình trạng viêm xảy ra trong thời gian ngắn;
  • Viêm tủy xương hàm: Đây là bệnh lý nguy hiểm, kèm theo sự hình thành nhiều dịch mủ trong mô xương.
  • Viêm nha chu nặng: kèm theo đó là tình trạng tổn thương nướu và mô xương tiếp giáp với răng. Ở dạng phát triển, một khoảng trống được hình thành giữa chân răng và xương hàm. Đây là những túi nha chu. Chúng bắt đầu hình thành mô hạt với chất lỏng có mủ. Khi xương tiêu đi, dịch lỏng này thâm nhập vào các khoảng gian bào của má.
  • Áp xe lưỡi, áp xe hầu họng.
  • Viêm mô tế bào vùng má do vi khuẩn Haemophilus influenzae.
  • Áp xe khoang má do biến chứng của bệnh Crohn

4. Các triệu chứng chính

Biểu hiện của các triệu chứng của áp xe má phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân xuất hiện của nó.

  • Áp xe khoang má hai bên thường gây ra sưng mặt vùng má. Có thể kéo dài từ vòm miệng ở trên đến đường viền dưới của hàm dưới; và từ đường viền trước của cân cơ sau đến góc miệng trước.
  • Nếu có chấn thương bên ngoài, thì bề mặt da có thể có trầy xước, rách, sung huyết ở vết thương.
  • Bất đối xứng của khuôn mặt.
  • Đau vùng tổn thương
  • Ở giai đoạn sau, có thể kèm sốt, xuất hiện lỗ rò rỉ mủ. Khi sờ nắn khối áp xe có cảm giác đau nhói.

Khi nguyên nhân gây viêm là các bệnh lý răng miệng, khi đó có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Hạn chế há miệng và đau khi mở miệng, ăn uống và nói chuyện.
  • Sưng tấy vùng nướu và ngách hành lang liên quan với răng nguyên nhân.
  • Tăng nhiệt vùng tổn thương
  • Đau buốt khi chạm vào.
  • Áp-xe quanh miệng lâu ngày có xu hướng tự  chảy qua một xoang da ở phía dưới khoang, gần đường viền dưới của hàm dưới và góc miệng. Một xoang da không được điều trị có thể gây ra xơ hóa mô mềm; làm biến dạng và có thể trở thành lớp biểu mô lót.

Mối quan tâm đặc biệt và không phổ biến là nhiễm trùng khoang má không do răng hoặc viêm mô tế bào ở vùng má gây ra bởi Haemophilus influenzae.

Nhiễm trùng này  thường thấy ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 3 tuổi; được đặc trưng bởi sốt cao ít nhất 24 giờ trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Sự khởi phát nhanh chóng của sưng đỏ sẫm có thể dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng do răng hoặc viêm quầng. Hiện nay H. influenzae thường kháng ampicillin, nhưng  có thể đáp ứng tốt với amoxicillin-clavulanate (Augmentin) hoặc cephalosporin như cefaclor. Quá trình này có thể xảy ra ở trẻ lớn hơn.

Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Áp xe má ở trẻ có thể nhầm với viêm quầng

Áp-xe khoang vùng má tái phát có thể xảy ra như một biến chứng của bệnh Crohn.

Bệnh có diễn biến lâm sàng bao gồm đau bụng từng cơn, sốt, sụt cân và tiêu chảy, được đặc trưng bởi u hạt viêm; có thể xảy ra trong toàn bộ chiều dài của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Tổn thương u hạt và vết loét của niêm mạc vùng má có thể tiến triển thành áp xe vùng má thực sự. Tỷ lệ tái phát cao của u hạt hoặc áp xe mới có thể hình thành mặc dù đã điều trị kháng sinh, corticosteroid, hoặc liệu pháp phẫu thuật.

Việc chẩn đoán của nha sĩ dựa trên thăm khám và lời khai của bệnh nhân. Từ tiền sử của bệnh, các nguyên nhân chính gây ra sự xuất hiện của áp xe má sẽ được xác định.

5. Điều trị áp xe má

Bất kỳ điều trị nào của các quá trình áp xe đều nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân bệnh lý. Các áp xe vùng miệng và hàm mặt có nguyên nhân chủ yếu là do răng: 90% nhiễm trùng từ chóp răng hoặc mô nha chu. Do đó việc điều trị phải kết hợp với điều trị răng nguyên nhân

Việc lựa chọn điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp. Chúng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, sức đề kháng của cơ thể và cũng như các đặc tính của hệ vi sinh.

Rạch dẫn lưu mủ

Cần phải mở tổn thương và thiết lập hệ thống dẫn lưu. Mặc dù việc mở tổn thương không dễ dàng, tuy nhiên cần phải dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Dẫn lưu cho phép vết thương không phát triển quá mức.

Như vậy, khi súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn cũng sẽ giúp tiếp cận tốt với tổn thương. Điều này cho phép tăng tốc quá trình khôi phục. Dung dịch soda ấm với vài giọt i-ốt và furacilin là chất khử trùng tuyệt vời. Khi dẫn lưu ngoài mặt cần lưu ý tránh những cấu trúc quan trọng như thần kinh mặt.

Áp xe má: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Dẫn lưu áp xe má ngoài mặt

Điều trị răng nguyên nhân

Nếu nguyên nhân áp xe do răng, thì cần điều trị tủy hoặc nhổ bỏ răng.

Điều trị nội khoa

Thuốc kháng sinh cho áp xe mô mềm cần được lựa chọn cẩn thận. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng tiêm bắp hoặc viên nén. Việc lựa kháng sinh được thực hiện bởi bác sĩ, tốt nhất là sau khi nghiên cứu về hệ vi sinh để biết độ nhạy. Trong trường hợp đau nặng, thuốc giảm đau được sử dụng.

6. Tiên lượng

Tiên lượng của bệnh thường khả quan. Sự phục hồi xảy ra sau 6-14 ngày. Sau khi giảm các biểu hiện cấp tính của bệnh, các phương pháp vật lý trị liệu được khuyến khích. Chúng sẽ giúp nhanh chóng tái tạo các mô, tái tạo mạch máu và ngăn ngừa sự hình thành các xơ hóa.

Như đã nói ở trên, việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị áp xe má kịp thời là vô cùng quan trọng. Việc kéo dài không điều trị có thể gây ra áp xe lan rộng vùng đầu mặt, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Khi gặp bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ áp xe má, hãy liên hệ bác sĩ để được điều trị ngay.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Uống nước dâu tằm có tác dụng gì khi quan hệ? Bí quyết bùng lửa yêu từ nước dâu tằm
Từ lâu, dâu tằm được biết đến là thức quả giàu giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả nam và nữ. Gần đây, nhiều nghiên cứu khoa
Hình ảnh tin tức Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt? Tần suất quan hệ cho vợ chồng
Tần suất quan hệ tình dục được khuyến khích theo độ tuổi là đối với thanh niên từ 20 – 30 tuổi nên quan hệ 3 – 5 lần/tuần; từ 31 – 40 tuổi thì 2 -3 
Hình ảnh tin tức Mách bạn 6 mẹo hay trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian
Cảm cúm là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến với các triệu chứng như: đau đầu, nghẹt mũi, đau họng, da khô không ra mồ hôi, đau nhức
Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng