Acenocoumarol 4 mg là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc Acenocoumarol 4 mg có công dụng là gì? Những ai phù hợp để sử dụng loại thuốc này? Lưu ý những gì khi dùng thuốc này? Dược sĩ Phan Tiểu Long sẽ cung cấp đủ thông tin về thuốc Acenocoumarol 4 mg trong bài viết ngay dưới đây cho bạn nhé!

Hoạt chất: Acenocoumarol.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Sintrom Norvatis, Azenmarol, Acenocoumarol Sandoz.

Acenocoumarol 4 mg là thuốc gì?

Acenocoumarol 4 mg là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần S.P.M. Sản phẩm dưới dạng viên nén có thành phần chính là Acenocoumarol. Acenocoumarol 4 mg được chỉ định trong các trường hợp cần để điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch.

Acenocoumarol
Acenocoumarol 4 mg điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch

Thành phần của Acenocoumarol 4 mg

Mỗi 1 viên nén của sản phẩm này có chứa:
  • Dược chất chính: Acenocoumarol 4 mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên nén cụ thể đó là: Lactose; Tinh bột ngô; Hypromellose; Colloidal Silicon dioxid; Talc; Magnesi stearat.

Acenocoumarol có công dụng gì?

Thành phần chính của Acenocoumarol 4 mg đó là Acenocoumarol. Đây chính là thuốc kháng vitamin K có tác dụng chống đông máu một cách gián tiếp. Vitamin K vốn đóng vai trò trong tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX và X, cũng như protein C và S tại gan. Thuốc chứa Acenocoumarol ức chế phức hợp vitamin K epoxit reductase 1, từ đó làm cạn kiệt nguồn vitamin K chức năng và do đó làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu tích cực.

Acenocoumarol giúp hạn chế sự phát triển của huyết khối có trước. Nó ngăn ngừa sự tắc mạch thứ phát do huyết khối. Tuy nhiên, nó không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp như một số thuốc chống đông máu khác.

Tác dụng của Acenocoumarol 4 mg

Thuốc Acenocoumarol 4 mg có những chỉ định sau: sử dụng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch.

Acenocoumarol
Acenocoumarol giúp chống đông máu, điều trị các bệnh nghẽn mạch.

Cách dùng và liều dùng Acenocoumarol 4 mg

Cách dùng

Thuốc có dạng viên nén, nên uống trọn vẹn nguyên viên với nước.

Thuốc dùng hằng ngày và phải dùng trong một thời điểm cố định trong ngày để đảm bảo tuân thủ.

Liều dùng cho từng đối tượng

Phải cá nhân hóa cho từng liều dùng acenocoumarol. Cần đo giá trị PT/INR, nếu nó nằm trong khoảng bình thường trước khi bắt đầu điều trị, các liều được khuyến cáo như sau:

  • Liều ban đầu: 2 – 4 mg/ngày, không dùng liều ban đầu cao hơn. Có thể bắt đầu điều trị với liều cao hơn, 6 mg ngày đầu tiên và  4 mg ngày thứ 2.
  • Việc điều trị phải được xây dựng với sự thận trọng nếu thời gian thromboplastin lúc đầu là bình thường.
  • Có thể yêu cầu liều thấp hơn trong quá trình điều trị ban đầu và duy trì với các đối tượng sau: người cao tuổi (> 65 tuổi), các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, các bệnh nhân bị bệnh gan hoặc suy tim nặng có sung huyết gan.
  • Tại bệnh viện, đo thời gian thromboplastin hàng ngày bắt đầu từ liều thứ hai hoặc thứ ba cho đến khi tình trạng đông máu được ổn định trong khoảng mục tiêu. Tùy thuộc vào sự ổn định của kết quả, khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra có thể được mở rộng ra trễ hơn. Mẫu máu phải luôn luôn được thực hiện cùng thời gian trong ngày trong các kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

*Thời gian prothrombin (PT) là xét nghiệm máu đo thời gian để đông máu. Xét nghiệm thời gian prothrombin có thể được sử dụng để kiểm tra các vấn đề chảy máu. Xét nghiệm PT cũng có thể được gọi là xét nghiệm INR. INR (tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế) là cách để chuẩn hóa kết quả của các xét nghiệm thời gian prothrombin, bất kể phương pháp thử nghiệm.

Điều trị duy trì và các kiểm tra đông máu: Tham khảo thêm tại tờ hướng dẫn sử dụng.

Acenocoumarol 4 mg giá bao nhiêu?

Giá có thể nằm trong khoảng 200.000 – 300.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. Giá cả có thể thay đổi bởi đơn vị phân phối và bán lẻ. Bạn nên liên hệ hoặc đến trực tiếp nhà thuốc để có được giá chính xác.

Tác dụng phụ của Acenocoumarol 4 mg

Bất kì thuốc nào cũng có tác dụng phụ, khi sử dụng Acenocoumarol có thể gặp các triệu chứng với tần suất sau:

Thường gặp: Chảy máu các vị trí toàn thân, mắt, thần kinh…

Ít gặp hơn đó là: Tiêu chảy, rối loạn dạ dày – ruột, rụng tóc, xuất huyết hoại tử da, dị ứng, tổn thương gan, viêm mạch, đau khớp riêng lẻ.

Hiếm gặp: Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, ói mửa, mẫn da dị ứng, hoại tử da khu trú, có thể do di truyền thiếu protein C hay đồng yếu tố là protein S, viêm mạch máu và hệ bạch huyết.

Acenocoumarol
Nên chú ý về các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc này.

Tương tác thuốc

Thuốc Acenocoumarol có thể tương tác với rất nhiều thuốc thế nên cần theo dõi người bệnh 3 – 4 ngày sau khi thêm hay bớt thuốc phối hợp.

  • Aspirin (đặc biệt ở liều cao trên 3 g/ngày): làm tăng khả năng chống đông máu và nguy cơ chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông đường uống không liên kết với protein huyết tương.
  • Miconazole: Chảy máu không mong muốn có thể nghiêm trọng do tăng các gốc tự do trong máu và ức chế chuyển hóa vitamin K đối kháng.
  • Phenybutazone: tăng cường tác dụng chống đông máu liên quan đến kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
  • NSAID trong nhóm pyrazole: Tăng nguy cơ xuất huyết do ức chế tiểu cầu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.

Ngoài ra, còn rất nhiều thuốc không nên phối hợp cũng như cần thận trọng phải phối hợp. Bạn nên khai báo đầy đủ các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ để có những phối hợp thuốc an toàn nhất cho sức khỏe.

Đối tượng chống chỉ định dùng Acenocoumarol 4 mg

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có sử dụng được không?

Ở người mẹ dùng thuốc này trong quý đầu thai kỳ có thống kê khoảng 4% dị dạng thai nhi. Vẫn thấy có nguy cơ (cả sảy thai) vào các quý sau. Vì vậy khi không thể dùng heparin thì mới lựa chọn.

Đối với phụ nữ cho con bú thì nên bù đắp vitamin K cho trẻ. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc là tốt nhất.

Đối tượng thận trọng khi dùng Acenocoumarol 4 mg

Acenocoumarol 4 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với acenocoumarin, dẫn xuất coumarin hoặc các thành phần dược phẩm.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người già, nghiện rượu, bệnh tâm thần hoặc không được giám sát.
  • Tất cả các tình trạng có nguy cơ chảy máu quá nhiều đều có lợi về mặt lâm sàng, chẳng hạn như: xuất huyết tạng và/hoặc loạn trương lực cơ xuất huyết.
  • Ngay trước hoặc sau phẫu thuật mắt hoặc hệ thần kinh. Phẫu thuật chấn thương liên quan đến sự phơi bày quá mức của các mô.
  • Loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa ở đường tiêu hóa, hệ sinh dục hoặc hệ hô hấp.
  • Xuất huyết mạch máu não.
  • Viêm màng ngoài tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim.
  • Viêm nội tâm mạc.
  • Tăng huyết áp nặng.
  • Suy gan hoặc suy thận nặng và các trường hợp có hoạt động tiêu sợi huyết kèm theo tăng hoạt động của phổi, tuyến tiền liệt hoặc tử cung.

Ngoài ra, cần thận trọng ở các đối tượng sau:

  • Người đang điều trị bằng heparin có sự chuyển đổi.
  • Bệnh nhân đang điều trị trong nha khoa và phẫu thuật.
  • Ở những người suy gan, suy thận nhẹ đến vừa, suy tim nặng.
  • Bệnh nhân thiếu hụt protein C hoặc protein S hay đã biết hoặc nghi ngờ chảy máu bất thường sau bị thương.

Xử lý khi quá liều Acenocoumarol 4 mg

Khi lỡ uống quá liều thuốc, bệnh nhân nên được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường. Tại đây, bệnh nhân sẽ được cấp cứu và theo dõi kịp thời.

Xử lý khi quên liều Acenocoumarol 4 mg

Thuốc có tác dụng kháng đông máu trong hơn 24 giờ. Vì thế, nếu quên dùng liều theo thời gian đã định thì nên được uống càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được uống liều gấp đôi do có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Liên hệ bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.

Lưu ý gì khi sử dụng

Lưu ý về cách dùng và thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý điều chỉnh liều mà chưa có sự chấp thuận của bác sĩ.

Bạn nên tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng để nắm rõ hơn về các thông tin chống chỉ định, thận trọng, tương tác thuốc.

Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 °C, tránh nơi ẩm thấp.

Bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin về thuốc Acenocoumarol 4 mg. Hi vọng các bạn đã có thể hiểu thêm về loại thuốc này để sử dụng an toàn và chính xác hơn.