5 điều cần biết về HPV vaccine

Bạn có biết Virus Papilloma hay HPV có thể gây ra đến 6 loại ung thư? Một số bệnh lý mà HPV có thể gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng. Không chỉ gây bệnh ở nữ giới, nam giới cũng có nguy cơ gặp phải ung thư đường sinh dục. Nhưng bằng việc tiêm vaccine HPV, bạn có thể được bảo vệ khỏi các bệnh ung thư này.

1. Vaccine HPV là gì?

HPV là gì? Virus Papilloma hay gọi tắt là HPV là một loại virus thường gặp ở người. Nó rất phổ biến đến mức gần như tất cả đàn ông và phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ. HPV có nhiều loại, khoảng 40 loại HPV khác xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục. một số loại HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Gần 80 triệu người Mỹ hiện đang bị nhiễm HPV. Một thống kê khác cho biết, khoảng 14 triệu người Mỹ nhiễm HPV mỗi năm, bao gồm cả thanh thiếu niên.

Việc chủng ngừa rộng rãi với vaccine HPV có thể làm giảm tác động của nhiều bệnh do virus này gây ra. Bao gồm: ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ. Hay mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn ở cả hai giới. Đặc biệt là vaccine HPV này có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nếu một bé gái hoặc phụ nữ được tiêm phòng trước khi tiếp xúc với virus.

5 điều cần biết về HPV vaccine
Vaccine HPV.

2. Ai nên tiêm vaccine HPV?

Tại Việt Nam, vaccine phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo, các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…). Bằng việc tiêm ngừa càng sớm càng tốt, các chị em sẽ giúp bản thân phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vaccine có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

2.1 Nhóm tuổi từ 9 đến 14

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm vaccine HPV cho tất cả trẻ em trai và gái trong độ tuổi từ 9 đến 14. Ủy ban tư vấn về thực hành Tiêm chủng (ACIP) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kì (ACS) khuyến cáo rằng nên bắt đầu chủng ngừa HPV định kỳ cho tất cả trẻ em ở độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi. Có thể bắt đầu lịch tiêm phòng sớm nhất là 9 tuổi.

5 điều cần biết về HPV vaccine
Trẻ em nên được chích vaccine HPV theo độ tuổi khuyến cáo.

2.2 Nhóm tuổi từ 15 đến 26

Việc chủng ngừa cũng được khuyến nghị cho tất cả những người từ 15 đến 26 tuổi chưa từng được chủng ngừa hoặc chưa hoàn thành đợt tiêm chủng trước đây. 

2.3 Nhóm tuổi 27 đến 45

Một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi chưa được chủng ngừa có thể quyết định chủng ngừa HPV sau khi được bác sĩ tư vấn về nguy cơ nhiễm HPV và những lợi ích có thể có của việc tiêm phòng. Tiêm vaccine HPV trong độ tuổi này thường ít mang lại hiệu quả hơn. Bởi vì đa số mọi người đã tiếp xúc với HPV.

3. Tiêm vaccine HPV bao nhiêu lần?

3.1 Lịch trình 2 liều

CDC khuyến cáo trẻ em nên chủng 2 liều vaccine HPV ở độ tuổi từ 11 đến 12 là tốt nhất.  Tiêm vaccine HPV có thể được bắt đầu lúc 9 tuổi. Bất cứ trẻ nào bắt đầu tiêm trước 15 tuổi nên được nhận 2 liều vaccine HPV. Khoảng cách giữa liều đầu tiên và thứ hai cần ít nhất 6 tháng. Để vaccine HPV có hiệu quả nhất, cần cho trẻ chích vaccine này trước khi tiếp xúc với virus.

3.2 Lịch trình 3 liều

Lịch trình 3 liều được khuyến nghị cho tất cả những người bắt đầu đợt tiêm chủng sau 15 tuổi và những người mắc một số tình trạng suy giảm miễn dịch (như ung thư, nhiễm HIV hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch). Khoảng cách giữa 2 liều đầu là từ 1 đến 2 tháng. Liều thứ 3 sẽ cách liều 1 là 6 tháng. Nếu quá trình tiêm chủng bị gián đoạn, thì không cần bắt đầu lại đợt tiêm chủng như ban đầu.

Ngoài ra, nếu trẻ từ 9 đến 14 tuổi nhận được 2 liều cách nhau dưới 5 tháng, lúc này sẽ cần thêm liều vaccine HPV thứ ba.

Tiêm chủng không được khuyến cáo rộng rãi cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Tốt nhất, nên tiêm vaccine HPV trước khi có khả năng bị nhiễm HPV qua đường tình dục. Vì việc nhiễm HPV thường xảy ra ngay sau khi có hoạt động tình dục đầu tiên. Hiệu quả của vắc xin sẽ thấp dần ở các nhóm tuổi lớn hơn do khả năng đã từng nhiễm HPV ở những lần quan hệ tình dục trước đó. Bằng chứng cho thấy rằng mặc dù việc chủng ngừa HPV là an toàn cho người lớn từ 27 đến 45 tuổi, nhưng lợi ích từ việc tiêm ngừa sẽ rất thấp.

Xem thêm: Nhóm đối tượng không nên tiêm phòng HPV

4. Vaccine HPV giá bao nhiêu ?

Hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vaccine phòng HPV: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Trong đó vắc-xin Gardasil được ưa chuộng hơn do khả năng phòng được nhiều chủng virus HPV hơn. Gardasil phòng được 4 chủng phổ biến trong khi Cervarix phòng được 2 chủng. Hơn nữa, ngoài phòng bệnh ung thư cổ tử cung, vắc-xin Gardasil còn giúp phòng ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Giá vaccine HPV có thể thay đổi và cập nhật liên tục tại các cơ sở y tế. Trung bình vaccine ngừa Ung thư cổ tử cung CERVARIX có giá dao động từ 870.000 đến 950.000 đồng. Giá vaccine ngừa Ung thư cổ tử cung GARDASIL 0,5ml sẽ dao động từ 1.350.000 đến 1.790.000 đồng.

5. Tiêm vaccine HPV có an toàn không?

Có hàng triệu trẻ em trên thế giới được bảo vệ an toàn khi bắt đầu lịch tiêm phòng vaccine HPV mỗi năm. Vaccine giúp trẻ chống lại nhiễm trùng bằng cách giới thiệu một số lượng kháng nguyên cho cơ thể. Kháng nguyên là một phần của vi trùng giúp hệ thống miễn dịch cho trẻ làm việc hiệu quả hơn. Vaccine chỉ chứa một phần nhỏ của kháng nguyên mà trẻ tiếp xúc trong môi trường sống hằng ngày.

Qua 12 năm theo dõi và nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tiêm vaccine HPV rất an toàn. Vaccine Gardasil và Cervarix đã trải qua nhiều năm thử nghiệm an toàn rộng rãi trước khi chúng được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA chỉ cấp phép vaccine nếu nó an toàn, hiệu quả và có lợi ích lớn hơn rủi ro.

5.1 Tác dụng phụ

Vaccine, giống như bất kỳ loại thuốc nào, vẫn có thể có tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường gặp từ việc tiêm ngừa HPV ở mức độ nhẹ và nhanh chóng biến mất. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm vắc-xin
  • Sốt
  • Chóng mặt hoặc ngất
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc khớp

Để tránh ngất và chấn thương liên quan đến ngất, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ nên ngồi hoặc nằm xuống trong khi chủng ngừa. Ngoài ra, cũng nên ngồi nghỉ ngơi ở đó trong 15 phút sau khi tiêm vaccine. Điều quan trọng là phải thông báo với bác sĩ hoặc y tá nếu con bạn có bất kỳ biểu hiện dị ứng nghiêm trọng nào. Có thể là nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, đau bụng hay kể cả vấn đề gì khiến trẻ khó chịu.

Vaccine HPV không gây nhiễm HPV hoặc ung thư. Vaccine HPV được làm từ một loại protein từ virus và không lây nhiễm, có nghĩa là nó không thể gây nhiễm HPV hoặc ung thư.

5.2 Vaccine HPV và khả năng sinh sản

Không có bằng chứng cho thấy vaccine HPV gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, việc không chủng ngừa HPV có thể tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Do đó, họ có thể yêu cầu phương pháp điều trị làm hạn chế khả năng có thai. Có thể là cắt bỏ tử cung, hóa trị hoặc xạ trị.

Vaccine chủng ngừa HPV không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vaccine HPV không liên quan đến các hậu quả bất lợi của thai kỳ hoặc gây ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ được phát hiện có thai sau khi bắt đầu đợt tiêm chủng, thì các mũi tiêm còn lại nên được trì hoãn cho đến khi trẻ được sinh ra. Bạn không cần thử thai trước khi tiêm phòng.

5 điều cần biết về HPV vaccine
Độ tuổi thích hợp chích vaccine HPV được khuyến cáo nhiều nhất là 9 đến 12 tuổi.

Tùy loại vaccine, con bạn có thể cần nhiều hơn một liều để tạo nên đầy đủ kháng thể cho hệ miễn dịch giúp ngăn chặn bệnh tật. Vaccine HPV rất quan trọng bởi khả năng ngăn ngừa nhiễm virus có thể gây ung thư. Nếu trẻ được tiêm vaccine trước khi tiếp xúc với bệnh, hiệu quả đạt được sẽ đạt tối ưu. Đó là lý do tại sao các tổ chứ y tế khuyến cáo nên tiêm ngừa cho trẻ ở độ tuổi 11 đến 12. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc tiêm phòng HPV nhé!

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Giải đáp vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai
Vợ chồng bạn đang trong cuộc đua “săn rồng” và dù đã canh ngày rụng trứng để quan hệ nhưng vài tháng trôi qua mà vẫn chưa có tin vui. Bạn băn khoăn
Hình ảnh tin tức Mùa nắng nóng uống rau má đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
Rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và cảm giác thanh mát khi thưởng thức. Song việc uống nhiều
Hình ảnh tin tức Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà và làm sao để nhận biết sớm bệnh?
Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân là bệnh không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn
Hình ảnh tin tức Thức khuya có đau dạ dày không? Tác hại của thức khuya với hệ tiêu hóa
Việc cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội đôi khi khiến chúng ta phải thức khuya hơn và việc ngủ đủ giấc trở nên “xa xỉ”.
Hình ảnh tin tức 9 cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà an toàn, hiệu quả
Phụ nữ đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, điều quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân chính xác và kịp thời áp dụng