5 cách cầm tiêu chảy cấp ở người lớn mà bạn cần “nằm lòng”

Tiêu chảy cấp ở người lớn là bệnh khá phổ biến và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, dù bị tiêu chảy do nguyên nhân gì thì bạn vẫn nên lưu lại một số cách điều trị để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Khi bị tiêu chảy cấp tôi nên làm gì? Một số người sẽ chạy nhanh ra hiệu thuốc và mua ngay một vài liều thuốc trị tiêu chảy và uống ngay, một số khác sẽ không làm gì cả và để bệnh tự khỏi. Thực tế, cả 2 cách trên dù được nhiều người sử dụng nhưng đều không phải là cách tốt nhất để điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn. Nên làm sao khi bị tiêu chảy? Hãy cùng NT BacGiang xem qua một số chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về những cách điều trị tiêu chảy hiệu quả nhất.

Tiêu chảy cấp ở người lớn là tình trạng đi ngoài phân lỏng trong một vài ngày, đi kèm với đó là các triệu chứng như đau quặn bụng, đầy hơi, nôn… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp như:

  • Nhiễm virus
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Sử dụng kháng sinh
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Tiêu chảy cấp là bệnh khá thường gặp nên nhiều người khá chủ quan, lơ là mà không biết rằng, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng huyết và thậm chí là dẫn đến tử vong. Để tránh gặp phải những biến chứng trên, khi bị tiêu chảy, bạn cần nhớ “nằm lòng” 5 bí quyết sau:

1. Bổ sung nước cho cơ thể: Cách điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn hiệu quả

Đây là điều quan trọng nhất mà bạn cần làm khi bị tiêu chảy bởi mất nước là 1 trong những biến chứng thường gặp nhất. Tiêu chảy khiến cơ thể mất rất nhiều nước và chất điện giải (như natri, kali, canxi và magie), những yếu tố rất cần thiết để hoạt động bình thường. Nếu không được bổ sung đầy đủ, cơ thể có thể rơi vào tình trạng mất nước và gặp phải nhiều nguy hiểm như: lú lẫn, mệt mỏi, khó điều chỉnh thân nhiệt, đau bụng dữ dội, ảnh hưởng chức năng thận, hôn mê…

Để “cầm” và điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn, bạn cần bổ sung chất lỏng và chất điện giải bị mất bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước súp hoặc nước uống thể thao giàu chất điện giải. Tuyệt đối tránh các thức uống có chứa caffeine, nước ép mận, đồ uống có đường, soda, rượu…

Với những trường hợp tiêu chảy nặng, việc uống nước thôi là không đủ, bạn nên dùng thêm các sản phẩm bù dịch để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý quan sát các dấu hiệu mất nước như cảm thấy khát, không thấy buồn tiểu, nước tiểu tối màu, mệt mỏi, nhầm lẫn… để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm tránh những biến chứng nặng hơn.

2. Sử dụng men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột

Trong đường ruột của chúng ta có hàng tỷ vi khuẩn, cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn xấu cư trú và tạo nên một hệ vi sinh cân bằng. Các vi khuẩn có lợi đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường ruột khỏi nhiễm trùng. Khi hệ tiêu hóa bị thay đổi bởi kháng sinh hoặc bị quá tải bởi vi khuẩn hoặc virus không tốt, bạn có thể bị tiêu chảy. Chính vì vậy, một trong những cách điều trị tiêu chảy ở người lớn tốt nhất là bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể thông qua các thực phẩm như:

  • Sữa chua
  • Kim chi
  • Yến mạch
  • Sô cô la đen
  • Trà kombucha (trà thủy sâm)

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể bằng cách sử dụng men vi sinh dưới dạng gói hoặc thuốc viên. Tuy nhiên, khi chọn mua men vi sinh, tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm có chứa nấm men Saccharomyces boulardii bởi đây là chủng men vi sinh được rất nhiều tổ chức y khoa uy tín như Tổ chức Tiêu hóa Thế giới, Hội Nhi khoa Việt Nam, Hiệp hội Tiêu hóa Gan mật Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu… khuyến cáo sử dụng ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, ngoài khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại nấm men này còn có thể giúp tăng cường hoạt động của men tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

3. Tiêu chảy cấp ở người lớn: Điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn

5 cách cầm tiêu chảy cấp ở người lớn mà bạn cần “nằm lòng”

Khi bị tiêu chảy, nhiều người có thói quen tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc cầm tiêu chảy hoặc kháng sinh về uống mà không biết rằng những loại thuốc này nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất, khi gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, bạn nên đi khám. Nếu tình trạng tiêu chảy cấp không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc không kê đơn phổ biến như: Bismuth subsalicylate, Loperamid…

Nếu bị tiêu chảy mãn tính, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Tiêu chảy mãn tính là tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trường hợp bị tiêu chảy ra máu, sốt, các triệu chứng kéo dài hơn bảy ngày, đau bụng dữ dội hoặc tiêu chảy ngày càng nặng hơn, bạn nên đi khám ngay.

4. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng bị tiêu chảy thì nên kiêng cữ trong ăn uống để dễ tiêu hóa và nhanh hồi phục. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cơ thể bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, mệt mỏi và khiến bệnh ngày một trở nên nghiêm trọng.

Khi bị tiêu chảy, chế độ ăn BRAT với các thực phẩm ít chất xơ sẽ thường được khuyến cáo sử dụng. Với chế độ ăn này, bạn sẽ ăn 4 món chính là táo, chuối, cơm, bánh mì nướng để giúp phân nhanh cứng lại. Ngoài các thực phẩm này, bạn có thể tiêu thụ những thực phẩm như:

  • Thịt gà
  • Súp gà
  • Cháo yến mạch
  • Khoai tây luộc hoặc nướng

Thực phẩm chiên và dầu mỡ thường được khuyên là nên tránh khi bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ bởi chúng có thể gây đầy hơi. Cụ thể, bạn cần tránh các thực phẩm như:

  • Rượu
  • Đậu
  • Quả mọng
  • Bông cải xanh
  • Cải bắp
  • Súp lơ
  • Đậu xanh
  • Ngô
  • Các loại rau lá xanh
  • Sữa
  • Ớt

5. Điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn: Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng

Để giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, ngoài các biện pháp trên, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn nên nghỉ ngơi vài ngày, tránh căng thẳng, làm việc quá sức để cơ thể được thư giãn, thoải mái. Nếu thấy đau bụng, bạn có thể chườm một chiếc khăn hay 1 chai nước ấm để giảm bớt các cơn đau.

5 cách cầm tiêu chảy cấp ở người lớn mà bạn cần “nằm lòng”

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Cách kiềm chế ham muốn ở nam: 4 giải pháp ít ai biết đến!
Nam giới thường có ham muốn tình dục cao hơn nữ giới do sự khác biệt về mặt sinh học. Tuy nhiên, ham muốn tình dục cao quá mức có thể gây ra những ảnh
Hình ảnh tin tức Mặt nạ tía tô trị nám: Giải pháp tự nhiên, hiệu quả cho làn da sáng mịn
Nám là tình trạng da liễu phổ biến với dấu hiệu đặc trưng là các mảng sẫm màu trên da mặt. Nó thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sử dụng
Hình ảnh tin tức Cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường?
Cholesterol toàn phần là gì và cholesterol toàn phần bao nhiêu là bình thường là những thắc mắc thường gặp khi chúng ta nghe về tình trạng mỡ máu cao.
Hình ảnh tin tức [Giải đáp thắc mắc]: Thai chết lưu bao lâu thì ra máu?
Thai chết lưu có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu như thai không máy trong thời gian dài, chuột rút, chảy máu âm đạo… Vậy thai chết lưu bao lâu
Hình ảnh tin tức Bệnh tăng tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
Ung thư máu là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh này liên quan đến việc quá trình sản xuất các tế bào