28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm

Câu chuyện về hơn 50 người mong muốn hiến phổi cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 91 tại Việt Nam, một phi công người Anh, đã làm xúc động nhiều người. Hiến tạng là một nghĩa cử đẹp đẽ, và những người sẵn sàng hiến tạng cứu người khi vẫn còn sống và đang khỏe mạnh là những người dũng cảm nhất. Trong hơn 28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam, có không ít những thăng trầm nhưng những mốc son mà nó đạt được rạng rỡ hơn bao giờ hết. Hôm nay, YouMed sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện hay nhất trên hành trình này nhé.

Từ ca ghép thận đầu tiên

Đầu những năm 90, vượt qua những nhọc nhằn thiếu thốn khi đất nước vừa trải qua thời kỳ bao cấp để tiến lên đổi mới, các cán bộ y tế được cử sang Cuba để học tập về kỹ thuật ghép tạng. Ngày 4/6/1992, ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam đã được thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trên khắp cả nước.

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Họp chuẩn bị ca ghép thận đầu tiên, tháng 2-1992 tại Học viện Quân y

Bệnh nhân là một đại úy quân đội mắc chứng suy thận mãn, còn người hiến thận là em trai ruột của ông. Giáo sư Đỗ Kim Sơn – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức – một trong những thành viên của ê kíp lúc đó đã kể rằng: “Khi những mũi khâu cuối cùng hoàn tất, thận của người em đã được ghép vào cơ thể người anh. Chỉ vài phút sau, chúng tôi nhìn thấy những giọt nước tiểu đầu tiên, đã có hy vọng quả thận có thể hoạt động trong cơ thể mới, cả ê kíp đều xúc động, reo lên và vỡ òa sung sướng. Đó là một kỉ niệm đẹp.”

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Bác sĩ Lê Thế Trung (thứ 3 từ trái sang) và các bệnh nhân được ghép thận đầu tiên

Để có được ca ghép thận thành công đầu tiên đó, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự và vật chất của cả một ê kíp. Đó là một hành trình rất dài và rất lâu, để các bác sĩ Việt Nam có thể chuẩn bị về mặt khoa học cũng như kỹ năng, thực hiện giấc mơ ghép tạng cứu người.

Hiến tạng – Hành trình xúc động

Đó là câu chuyện của cô bé Hải An và người mẹ dũng cảm của em. Vào sáng ngày 22/2/2018, tại Trung tâm Điều phối Tạng Hà Nội, đầu dây nóng vang lên. Đầu dây bên kia là giọng một người phụ nữ trẻ, tên là Thùy Dương, chị cho biết cô con gái 7 tuổi 3 tháng mang tên Hải An của chị đang hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tạng của em vì mong muốn trái tim em có thể tiếp tục đập trong lồng ngực những bạn nhỏ khác…

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Chị Thùy Dương và bé Hải An – những ngày còn khỏe mạnh

Trước đây, khi còn khỏe mạnh, Hải An nhanh nhẹn, hoạt bát, trên môi em luôn nở nụ cười. Vì mẹ hay kể những câu chuyện về việc hiến tạng là một điều tốt đẹp nên tâm nguyện cuối đời của em chính là có thể dùng chính những cơ quan của mình để cứu sống người khác.

Sau khi An qua đời 4 ngày, các giác mạc của em đã được ghép thành công và mang lại ánh sáng cho hai người. Vượt qua nỗi đau tận cùng là mất con gái, gia đình và Hải An chính là câu chuyện xúc động nhất cho tấm lòng của những người tử tế. Những giá trị cốt lõi không nằm ở thể xác này, chỉ có tình yêu thương và sự cho đi mới chính là những điều còn đọng lại sau bao năm tháng.

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Hải An đã từng có một đôi mắt rất sáng

Đó còn là rất rất nhiều câu chuyện xúc động khác, cả về người nhận lẫn người cho tạng. Chúng ta có chàng trai 20 tuổi tại Sài Gòn mất vì tai nạn giao thông, gia đình tình nguyện hiến tặng 2 giác mạc, tim và gan của con mình. Thận của chàng trai đã được ghép cho hai bệnh nhân suy thận nặng tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn gan và tim vượt hành trình hơn 1700km để ra Hà Nội ghép cho hai bệnh nhân đang nguy hiểm tính mạng khác.

Chúng ta có câu chuyện về người bố dượng nguyện hiến thận cho con gái riêng của vợ mình, nhưng vì không phù hợp kháng thể nên chưa thể hiến ngay. Sau hơn một năm ròng rã chờ đợi, có một người mẹ khác muốn hiến thận cho con nhưng cũng không phù hợp. Kết quả là hai gia đình hiến tạng chéo cho nhau, bố và mẹ của gia đình bên này hiến cho con của gia đình kia. Hiện tại, cả 4 người đều khỏe mạnh và phục hồi rất tốt.

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Hai cô gái khỏe mạnh hội ngộ các bác sĩ một tháng sau ghép thận chéo

Đó còn là câu chuyện về người con trai hiến gan cứu mẹ mình. Trước khi được ghép gan, người mẹ chỉ còn 34kg nhưng nhờ gan của con trai, người mẹ đã lên được 6kg và rất khỏe mạnh, hạnh phúc. Người con trai hiện tại vẫn đang sống rất tốt bên mẹ mình, anh đủ sức đá bóng, tập gym, đi làm bình thường và mới… có người yêu.

Cho đi là còn mãi

Cứ thế, danh sách các ca ghép tạng thành công tại Việt Nam vẫn đang được nối dài. Và chúng ta cũng phần nào tiệm cận hơn với các kỹ thuật ghép tạng của thế giới. Quay trở lại với bệnh nhân phi công người Anh, bệnh nhân Covid-19 thứ 91 tại Việt Nam, hy vọng rồi đây anh sẽ trở lại khỏe mạnh với lá phổi của người cứu sống mình.

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm
Phi công người Anh mắc Covid-19 tại Việt Nam

Hàng năm, có hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang mòn mỏi chờ được ghép tạng nhưng hiện tại, số lượng người hiến tạng vẫn chưa có nhiều. Hơn nữa, người hiến tạng hoặc thân nhân khi muốn hiến tạng cho người thân của mình phải vượt qua biết bao rào cản về tâm lý, tôn giáo và đôi khi là cả điều tiếng “bán tạng” từ những người xung quanh.

28 năm lịch sử ghép tạng tại Việt Nam: Những trái tim dũng cảm

Hiến tạng là một hành động dũng cảm và đẹp đẽ, đòi hỏi sự dũng cảm của những trái tim chân thành, biết cho đi. Tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất của loài người, tôi tin rằng rồi đây, những câu chuyện về những ca ghép – hiến tạng thành công sẽ tiếp tục được viết nên và kéo dài. Có thể có những người không thật sự còn hiện hữu trên thế gian, nhưng họ vẫn đang sống, theo một cách nào đó, trong cơ thể của những người khác. Bởi vì đơn giản là, cho đi nghĩa là còn mãi…

Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Làm thế nào ổn định tâm lý sau khi đã đẩy lùi ung thư vú giai đoạn sớm?
Người bệnh ung thư vú có thể gặp phải các vấn đề tâm lý vì một số lý do như không chắc chắn về hiệu quả điều trị, các triệu chứng thực thể, sợ tái
Hình ảnh tin tức 4 lưu ý người bệnh cần biết sau điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
Ung thư vú là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo
Hình ảnh tin tức Giải đáp nhanh băn khoăn về cách “thích ứng” với những thay đổi của cơ thể và lịch thăm khám sau điều trị ung thư vú
Sau khi kết thúc thời gian điều trị, người bệnh ung thư vú sẽ dần quay lại với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hồi phục sau
Hình ảnh tin tức Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?
Việc có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ.
Hình ảnh tin tức Khi quan hệ nam và nữ ai dễ hưng phấn, thỏa mãn hơn? Khám phá cảm giác khi “yêu” của hai phái
Thông thường, trong những “cuộc yêu”, phái mạnh thường đóng vai trò là người chủ động. Chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc khi quan hệ nam và nữ ai