[Infographic] Triệu chứng gãy xương: Nhận biết ngay kẻo muộn!

Gãy xương là tình trạng chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và vận động của cơ thể. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn, thậm chí là tử vong. Vậy các triệu chứng gãy xương là gì? Và làm thế nào để sơ cứu kịp thời?

Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu lời giải trong bài viết dưới đây.

Gãy xương là gì?

Gãy xương xảy ra khi cấu trúc bên trong xương bị phá vỡ đột ngột, khiến xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh. Nguyên nhân có thể là do chấn thương hoặc bệnh lý làm xương trở nên giòn, dễ gãy. Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Tình trạng xương gãy thường gặp nhất ở chi trên và chi dưới. Chi trên bao gồm cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay còn chi dưới bao gồm chân, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí, triệu chứng gãy xương cũng như phân loại gãy xương.

Tình trạng gãy xương được phân loại dựa theo kiểu xương vỡ và vết thương trên da, bao gồm:

Dựa theo kiểu xương vỡ:

  • Gãy xương di lệch xảy ra khi xương tách ra thành hai hay nhiều phần và lệch khỏi vị trí, làm cho hai đầu xương chỗ gãy không dính vào nhau.
  • Gãy xương không di lệch là tình trạng xương chỉ nứt một phần hoặc nứt hết theo chiều ngang, nhưng không di chuyển và vẫn có thể duy trì liên kết giữa hai đầu xương gãy. Các triệu chứng gãy xương loại này thường khó nhận biết hơn do ít xuất hiện tình trạng biến dạng và chảy máu ngoài da.

Dựa theo vết thương trên da:

  • Gãy xương kín xuất hiện khi xương bị gãy nhưng không có vết rách hay vết thương hở trên da.
  • Gãy xương hở là tình trạng xương gãy đâm xuyên qua da, sau đó chỗ xương lồi có thể rút lại vào trong vết thương và khó nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là một dạng gãy xương di lệch nghiêm trọng, có nguy cơ gây nhiễm trùng ở sâu trong tủy xương.

Cách phổ biến nhất để bác sĩ xác định tình trạng gãy xương là chụp X-quang. Phương pháp này cung cấp hình ảnh xương rõ ràng cũng như vị trí chính xác chỗ xương gãy. Tuy nhiên, trước khi đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, làm thế nào bạn nhận ra bản thân bị gãy xương? Đâu là dấu hiệu gãy xương? Tìm hiểu ngay các triệu chứng gãy xương trong phần tiếp theo nhé.

Triệu chứng gãy xương

Đau là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị chấn thương. Bạn có thể bị đau kể cả khi không gãy xương, nguyên nhân đôi lúc đến từ tổn thương dây chằng, gân hay mô khác. Vì vậy, để xác định cụ thể tình trạng tổn thương xương, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau ảnh hưởng đến khả năng di chuyển kèm theo các triệu chứng gãy xương sau:

[Infographic] Triệu chứng gãy xương: Nhận biết ngay kẻo muộn!

Sơ cứu cho người bị gãy xương

Sau khi xác định các triệu chứng gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu tức thời để hạn chế tối đa biến chứng cũng như giảm sự di lệch của đầu xương gãy, giảm đau, phòng sốc và các tổn thương thứ phát khác tại vùng chấn thương.[Infographic] Triệu chứng gãy xương: Nhận biết ngay kẻo muộn!

Gãy xương đòi hỏi quá trình điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu không hiểu biết hay chủ quan trong vấn đề điều trị, phục hồi sau gãy xương có thể dẫn đến các biến chứng, di chứng không mong muốn, làm suy giảm khả năng vận động, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi phát hiện những triệu chứng gãy xương, bạn cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và phục hồi chức năng tích cực.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để xác định các dấu hiệu gãy xương cũng như cách sơ cứu tức thời khi gặp phải tình huống này.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu