[Infographic] Nguyên nhân u não là gì? Yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Nguyên nhân u não hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố di truyền, các tác nhân từ môi trường sống và di căn khối u sẽ khiến trong não xuất hiện khối u bất thường. Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ khác cũng có thể khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Vậy, nguyên nhân u não là gì và làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng NT BacGiang tìm hiểu thông qua bài Infographic dưới đây nhé!

Nguyên nhân u não là gì?

Hiện tại, nguyên nhân u não vẫn chưa được các nhà khoa học và bác sĩ xác định rõ ràng. Đây là một căn bệnh phức tạp và nguy hiểm, liên quan đến hộp sọ và hệ thần kinh quan trọng trong cơ thể người, nên có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Một số yếu tố di truyền và tác nhân gây hại từ môi trường sống có thể làm gia tăng nguy cơ khối u phát triển trong não. Theo các bác sĩ, việc đột biến gen khiến các tế bào phân chia bất thường có thể là nguyên nhân gây u não.

Phân loại bệnh u não

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân u não, bạn sẽ thắc mắc không biết u não có bao nhiêu loại. Thực tế, bệnh u não có hai loại:

U não nguyên phát

  • Khối u sẽ bắt đầu hình thành trong não hoặc các tế bào mô gần đó như màng não, các dây thần kinh, tuyến yên…
  • Khối u hình thành trong não thường xảy ra ở trẻ em trong nhóm tuổi từ 3 – 12 tuổi, hiếm gặp ở người trưởng thành.
  • Có nhiều loại khối u nguyên phát khác nhau, bao gồm: Gliomas (khối u phát triển từ các tế bào thần kinh đệm), u màng não, u thần kinh thính giác, u tuyến yên, u nguyên bào tủy và u sọ não.

U não thứ phát (u não di căn)

  • Khối u não di căn thường bắt đầu từ nơi khác trong cơ thể và lây lan đến não.
  • U não di căn phổ biến ở người trưởng thành, đặc biệt là những người có tiền sử từng bị ung thư trước đó.
  • Nguyên nhân u não di căn là gì? Bất kỳ khối u ở bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể di căn đến não, điển hình: ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư da.

Các yếu tố nguy cơ

  • Di truyền: Khoảng 5-10% nguyên nhân u não là do di truyền. Bệnh thường xảy ra ở những người có tiền sử gia đình từng bị u não.
  • Tuổi tác: Nguy cơ bị bệnh u não tăng lên khi tuổi tác càng cao. Bệnh xảy ra chủ yếu với những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Tiếp xúc với tia bức xạ: Những người đã từng xạ trị hoặc tiếp xúc với bức xạ ion hóa có nguy cơ khiến cho khối u não phát triển.
  • Phơi nhiễm hóa chất: Tiếp xúc với một số hóa chất hoặc dung môi công nghiệp thường xuyên, điển hình là những hóa chất độc hại trong ngành lọc dầu, mỏ, cao su và sản xuất thuốc.sẽ khiến một người có nguy cơ bị u não cao hơn.

Cần làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh u não?

  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Hãy đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, đồng thời tiến hành tầm soát ung thư nếu bạn có yếu tố nguy cơ, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh u não.
  • Thư giãn, giảm stress: Sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, bạn cần dành thời gian tập thể dục thể thao, nghe nhạc, đọc sách hoặc làm những việc mình yêu thích để tránh căng thẳng thần kinh quá độ, góp phần làm giảm thiểu nguyên nhân u não.
  • Ăn uống khoa học: Duy trì chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm: Nếu có thể hãy tránh xa môi trường có chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm, giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

Để giúp bạn dễ ghi nhớ hơn những thông tin hữu ích trên đây, mời bạn tham khảo bài Infographic dưới đây:

[Infographic] Nguyên nhân u não là gì? Yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Hy vọng qua bài Infographic trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân u não, từ đó phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Nếu không may được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ lo sợ không biết ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không, phương
Hình ảnh tin tức Làm sao hết nhạt miệng khi mang thai? Giải pháp nào cho mẹ bầu?
Đắng miệng, nhạt miệng khi mang thai là những triệu chứng phổ biến xảy ra ở các chị em bầu bí. Điều này có thể khiến nhiều mẹ bầu chán ăn, không có
Hình ảnh tin tức Thai máy có nhói bụng không? Tại sao bị nhói bụng khi mang thai?
Việc cảm nhận được thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của các mẹ bầu. Vậy thai máy có nhói bụng không? Bà bầu bị nhói bụng khi mang
Hình ảnh tin tức Khám phụ khoa là khám những gì? Chị em nên khám phụ khoa ở đâu?
Khám phụ khoa định kỳ là bước quan trọng trong việc phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Song nhiều chị em vẫn chưa
Hình ảnh tin tức 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường được khuyến nghị cho trẻ từ 12-13 tuổi để bảo vệ và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung trước khi có quan hệ tình dục lần