[Infographic] 5 dấu hiệu bị bong gân dễ nhận biết và cách phòng ngừa

Bong gân không phải là một tình trạng hiếm gặp. Mỗi người trong chúng ta hầu như đều bị bong gân ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết được chính xác dấu hiệu bị bong gân.

Một khi biết được dấu hiệu bị bong gân, bạn có thể tự điều trị và phòng ngừa tại nhà bằng các bước rất đơn giản, hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết khi nào triệu chứng bong gân là nặng và cần tới sự trợ giúp của bác sĩ. Cụ thể hơn, mời bạn cùng NT BacGiang tìm hiểu trong bài Infographic này nhé!

Bong gân là gì?

Bong gân là hiện tượng dây chằng (sợi mô kết nối hai hoặc nhiều xương với nhau tại một khớp) bị kéo căng hoặc rách. Khi xuất hiện triệu chứng bong gân, bạn có thể đã bị thương ở một hoặc nhiều dây chằng.

Dấu hiệu bị bong gân có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Những vị trí dễ tổn thương nhất sẽ là những vị trí có nguy cơ bong gân cao hơn do té ngã hoặc chấn thương, bao gồm: mắt cá chân, đầu gối và cổ tay.

Ai có nguy cơ bị bong gân?

Triệu chứng bong gân có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, gồm cả người trẻ lẫn người lớn tuổi, cũng như những người thường tập luyện thể thao, người lao động nặng hay chỉ làm các hoạt động thông thường hàng ngày. Tuy nhiên, có một số người sẽ có nguy cơ bị bong gân cao hơn, bao gồm:

  • Từng có tiền sử bị bong gân
  • Thể trạng kém, hay mệt mỏi hoặc thừa cân, béo phì
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất diễn ra trên các bề mặt ẩm ướt hoặc mặt đất không bằng phẳng
  • Cơ bắp yếu.

5 dấu hiệu bị bong gân thường thấy

Bong gân sẽ tác động trực tiếp đến các khớp liên quan. Dấu hiệu bị bong gân có thể khác nhau một chút ở mỗi người. Tình trạng nhẹ hay nặng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và số lượng dây chằng bị ảnh hưởng. Phần Infographic dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 5 dấu hiệu bị bong gân dễ nhận biết nhất nhé!

[Infographic] 5 dấu hiệu bị bong gân dễ nhận biết và cách phòng ngừa

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bong gân nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng cách tránh vận động khớp bị ảnh hưởng, chườm đá, quấn băng để cố định vị trí bong gân và uống thuốc giảm đau thông thường nếu cần. Những trường hợp bong gân nghiêm trọng đôi khi cần phải phẫu thuật để sửa chữa các dây chằng bị rách. Bạn nên đi khám nếu gặp những triệu chứng bong gân nặng như sau:

  • Không thể cử động khớp hoặc bị đau dữ dội.
  • Khớp không chịu được lực hoặc sức nặng đè nén.
  • Đau trực tiếp trên xương của khớp bị thương.
  • Bị tê ở bất kỳ phần nào của khu vực bị thương.
  • Khu vực bong gân như bị biến dạng, có cục u và vết sưng khác thường.
  • Đã thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không thuyên giảm.

Hiểu về dấu hiệu bị bong gân để có cách phòng ngừa

Mặc dù bong gân có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng có một số cách để bạn có thể giảm nguy cơ bị bong gân, đặc biệt khi phải vận động thường xuyên. Những lời khuyên này bao gồm:

  • Tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao khi mệt mỏi hoặc cảm thấy đau nhức các cơ xương khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục hằng ngày để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh.
  • Mang giày vừa vặn và chắc chắn các dụng cụ thể thao mình sử dụng cũng đều phù hợp.
  • Thực hành các biện pháp an toàn để ngăn ngừa nguy cơ té ngã khi chơi thể thao, khi lao động.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ bắp thường xuyên.
  • Khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào.

Hy vọng thông qua bài Infographic trên bạn đã hiểu về các dấu hiệu bị bong gân, cũng như cách phòng ngừa để tránh gặp phải tình trạng này nhé! Nếu bị chấn thương và nghi ngờ có bong gân, hãy thử thực hiện những biện pháp điều trị tại nhà kể trên. Trong trường hợp chấn thương nặng hoặc đã tự điều trị mà không thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và xử trí phù hợp.

Leave your comment

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Lỡ quan hệ khi mang thai tuần đầu có sao không?
Bạn thường nghe các chị em bầu bí mách nhau nên hạn chế chuyện chăn gối trong thời gian đầu thai kỳ. Thế nhưng, vì chưa biết được bản thân “cấu bầu”
Hình ảnh tin tức Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi. Vậy, mẹ bầu làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn như
Hình ảnh tin tức 6 cách kiềm chế ham muốn ở tuổi dậy thì và những điều cần biết!
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ trải qua những thay đổi đáng chú ý về thể chất, cảm xúc và tâm sinh lý, bao gồm cả việc hình thành ham muốn tình dục. Cha mẹ
Hình ảnh tin tức Cảm giác quan hệ sau khi cắt bao quy đầu thế nào? Có giảm khoái cảm khi yêu không?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế cần thiết thực hiện ở nam giới bị hẹp bao quy đầu. Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe sau khi cắt bao quy đầu
Hình ảnh tin tức 3 cách nấu trà bí đao thơm ngon mát lành giải nhiệt ngày hè
Trà bí đao là thức uống mát lạnh, đem lại cảm giác sảng khoái giúp xua tan cái nóng ngày hè. Để có ly trà bí đao thơm ngon, hãy tham khảo 3 cách nấu