Bạn có nên nặn mụn không nếu muốn có làn da mịn màng, sáng đẹp?

Nặn mụn là cách làm nhanh nhất để loại bỏ những nốt mụn xấu xí trên gương mặt. Tuy nhiên, cách nặn mụn không đúng quy chuẩn có thể khiến da bị viêm nhiễm, thậm chí khiến mụn lan rộng gây mất thẩm mỹ.

Nặn mụn là cách làm nhanh nhất để loại bỏ những nốt mụn xấu xí trên gương mặt. Tuy nhiên, cách nặn mụn không đúng quy chuẩn có thể khiến da bị viêm nhiễm, thậm chí khiến mụn lan rộng gây mất thẩm mỹ. Vậy bạn có nên nặn mụn không? 

Da nổi mụn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Mặc dù việc nặn mụn không được các chuyên gia da liễu khuyến cáo, nhưng với những trường hợp mụn mọc đơn giản, các chị em hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà nếu biết nặn mụn đúng cách.

Có nên nặn mụn không? Tìm hiểu các loại mụn thường gặp trên da

Trước khi giải đáp thắc mắc “Có nên nặn mụn không?”, bạn cần phân biệt được các loại mụn để có lựa chọn cách xử lý phù hợp. Bởi lẽ, không phải loại mụn nào cũng nên nặn và bạn cần đợi đúng thời điểm; chọn đúng loại mụn để tránh nguy cơ tổn hại làn da sau bước loại bỏ nhân mụn. Các loại mụn thường mọc trên mặt bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Thường xuất hiện ở mũi, trán, hai bên má với kích cỡ nhỏ li ti trông như đầu đinh ghim, đầu mụn màu đen và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mụn hình thành do bã nhờn và tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông.
  • Mụn đầu trắng (hay mụn cám): Tình trạng tương tự như mụn đầu đen nhưng đầu mụn trắng hoặc vàng nhạt, không gây đau nhức. Sở dĩ đầu mụn có màu như vậy là vì đầu mụn nằm dưới lỗ chân lông đóng nên không bị oxy hóa. 
  • Mụn ẩn: Là mụn nằm dưới da với kích thước nhỏ, không sưng viêm, mọc thành đám ở trán, hai bên má, quai hàm và quanh miệng. Mụn ẩn dưới da gây cảm giác sần sùi khi sờ vào. Mụn hình thành do rối loạn nội tiết, chế độ sinh hoạt không khoa học
  • Mụn bọc: Có kích thước lớn, chứa máu và mủ kèm tình trạng sưng viêm. Mụn mọc riêng lẻ hoặc thành cụm ở nhiều, chủ yếu ở da mặt. Mụn bọc xuất hiện do tắc nghẽn lỗ chân lông, căng thẳng kéo dài, ăn uống không hợp lý.

Bạn có nên nặn mụn không khi da xuất hiện những loại mụn vừa nêu? Mời bạn đọc tiếp để tìm hiểu!

Bạn có nên nặn mụn không nếu muốn có làn da mịn màng, sáng đẹp?

Giải đáp thắc mắc có nên nặn mụn không

Liên quan đến câu hỏi “Có nên nặn mụn không?”, các chuyên gia da liễu cho biết nặn mụn là biện pháp tác động cơ học nhằm loại bỏ nhân mụn khỏi nền da nhưng phải xác định chính xác loại mụn có thể tự nặn. Việc cố nặn mụn, đặc biệt là nặn sai cách có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Thao tác nặn không đúng có thể làm nhân mụn bị đẩy sâu xuống da khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây viêm da hoặc thậm chí gia tăng nguy cơ hình thành sẹo vĩnh viễn.
  • Việc nặn mụn không theo kỹ thuật chuẩn y khoa, không đảm bảo vô khuẩn, đặc biệt với trường hợp mụn mủ còn có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, lan rộng và hình thành những ổ mụn lớn hơn.
  • Thao tác lấy nhân mụn thô bạo cũng gây tổn thương lớp tế bào sừng khiến chúng giải phóng lượng lớn sắc tố melanin – nguyên nhân hình thành những vết thâm kém thẩm mỹ.
  • Nặn mụn sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tự phục hồi của da.
Vậy bạn có nên tự nặn mụn không? Để không gặp phải những tình huống như trên, bạn cần tránh tự nặn các dạng mụn viêm nằm sâu trong da như mụn thịt, mụn mủ, mụn bọc hay u nang (cục sưng đau, mềm khi chạm vào). Với những trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phương pháp loại bỏ nhân mụn đúng cách.
Với mụn đầu đen, mụn đầu trắng thì sao? Có nên nặn mụn không? Câu trả lời là bạn có thể tự xử lý những nhân mụn này tại nhà khi nhân mụn đã “chín” và biết cách chăm sóc da sau khi nặn mụn.

Hướng dẫn cách nặn mụn an toàn, đúng chuẩn

Nặn mụn đúng cách sẽ hạn chế các tổn thương bề mặt da, đồng thời đảm bảo lấy nhân mụn một cách triệt để. Dưới đây là những thao tác lấy nhân mụn an toàn, không gây viêm nhiễm theo khuyến cáo từ bác sĩ da liễu mà bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi nặn mụn. Bước này nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trên da, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
  • Xông hơi da mặt với nước ấm với mục đích làm mềm da, giúp lỗ chân lông thư giãn từ đó hỗ trợ việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn.
  • Sát khuẩn da mặt với nước muối sinh lý
  • Đeo găng tay y tế và nhẹ nhàng ấn các đầu ngón tay xuống da tạo áp lực lên nốt mụn để đưa nhân mụn ra ngoài
  • Sát khuẩn, làm sạch da sau khi lấy mụn và tiến hành cách bước chăm sóc da phù hợp sau đó. Bạn có thể đọc thêm: Nặn mụn xong nên làm gì để da sáng mịn, không thâm sẹo

Khi nào nên nặn mụn? Nếu bạn quan sát thấy nhân mụn đã cứng và gần nổi lên trên bề mặt da thì đó là thời điểm thích hợp để nặn mụn. Sau khi lấy nhân mụn, bạn cần hạn chế chạm tay lên mặt hoặc sử dụng mỹ phẩm để tránh tổn thương da.

Không nặn mụn có tự hết không?

Bên cạnh câu hỏi “Có nên nặn mụn không?”, nhiều độc giả cũng thắc mắc không nặn mụn có tự hết không, đặc biệt là với các trường hợp mụn bọc, mụn mủ. Thực tế, một số loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng nhỏ li ti có thể biến mất thông qua việc chăm sóc da thường ngày. 

Bạn có nên nặn mụn không nếu muốn có làn da mịn màng, sáng đẹp?

Mụn bọc không nặn có tự hết không? Với những nốt mụn lớn và có tình trạng viêm, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách lấy nhân mụn hiệu quả để tránh các biến chứng như sẹo, thâm. Mụn bọc không thể tự hết nếu không có cách lấy nhân mụn phù hợp.

Để ngăn ngừa mụn viêm, bạn cần lưu ý:

  • Không chạm tay lên da mặt, nhất là khi vừa mới chạm vào các bề mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn
  • Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da đặc tính dịu nhẹ, tránh các thành phần dễ gây kích ứng, nhất là với những người sở hữu làn da nhạy cảm
  • Tuân thủ chế độ điều trị mụn viêm chuẩn y khoa và để da phục hồi
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ với các sản phẩm chuyên dụng sau khi luyện tập.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Có nên nặn mụn không?”. Để sở hữu làn da trắng mịn, không tì vết, bạn nên chăm sóc da mỗi ngày với các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ nước, kết hợp cùng luyện tập khoa học nhằm giúp da khỏe mạnh, sớm hết mụn.

Đọc bài gốc tại đây.
Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài

Tin tức mới nhất

Hình ảnh tin tức Thuốc Oracortia có dùng được cho trẻ em không? Cách dùng ra sao?
Oracortia là thuốc giúp giảm viêm, sưng đau hiệu quả, thường được dùng để điều trị nhiệt miệng. Thế nhưng, vì đây là một loại thuốc thuộc nhóm
Hình ảnh tin tức Uống nước mía mỗi ngày có tốt không? Cần lưu ý những gì?
Nước mía không chỉ là thức uống xua tan cơn khát trong những ngày oi bức mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn
Hình ảnh tin tức Tìm hiểu tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Tuýp nào nặng nhất?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính cần phải được kiểm soát suốt đời. Vì bệnh có nhiều tuýp với một số đặc điểm khác nhau nên việc điều trị cũng có sự khác
Hình ảnh tin tức Nhận biết triệu chứng tăng đường huyết để xử lý kịp thời
Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường và sẽ trở nên nghiêm
Hình ảnh tin tức Người bệnh tiểu đường có ăn được trứng gà không?
Trứng gà là loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Việt Nam bởi chúng vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon, chế biến nhanh lại